Bằng cấp trượt giá giống như sườn đồi đang xói mòn và sạt lở.
Trong một doanh nghiệp có tiếng tại Việt Nam: “Lấy một bằng chứng là 2.000 sinh viên bằng xuất sắc và giỏi thì chúng tôi chỉ chọn được 100 sinh viên thôi – theo vtv.vn
Ấn Độ, tỷ lệ chọi 1:7,500 trong đó bao gồm cả bằng Tiến sĩ vẫn phải cạnh tranh để có được một công việc rất bình thường – theo vtv.
Danh sách còn dài mãi.
Lưu ý: Tôi không nói về con người, không nhằm mục đích chỉ trích ai cả. Mà tôi muốn chúng ta cùng nhau phân tích những điểm chưa tốt về “hệ thống giáo dục theo kiểu phương Tây” để khắc phục, bên cạnh ưu điểm là trường đại học đã cho chúng ta những trải nghiệm tuyệt vời về kỷ luật và bạn bè, thầy cô.
Tôi thấy mọi người đang ráo riết về việc cải cách giáo dục để nâng cao chất lượng chuyên môn. Điều đó là rất rất khó và gần như không thể giải quyết triệt để vấn đề.
Tại sao?
Giáo dục đại học là một bộ máy quá cồng kềnh, không thể thay đổi trong ngày một ngày hai. Nền giáo dục theo chiều hướng phương Tây không cho phép bạn phát triển theo chiều hướng có lợi cho bạn.
Bởi vì, mục đích của hệ thống là đào tạo ra những con robot chứ không phải con người. Đã là robot thì sẽ bị sa thải, thay thế bởi người khác, bởi máy móc tự động hóa và trí tuệ nhân tạo AI.
Chúng ta học theo phương Tây, nhưng lại dần đánh mất những giá trị tuyệt vời mà người phương Đông, đặc biệt là Việt Nam sở hữu (tôi sẽ đề cập chi tiết ở phía sau).
Tôi phải nói với bạn điều này.
Đừng hi vọng…
Không ai cứu bạn.
Không ai đến cứu bạn, ngoại trừ bạn.
Vì vậy, đây là những cách mà tôi quan sát được sẽ giúp bạn hiểu được giải pháp thông qua 3 ví dụ sau:
Ví dụ 01, Lĩnh vực kiếm tiền:
Tôi cần một người thiết kế web hoặc content writer.
Trường hợp 1, tôi sẽ tìm ai có chuyên môn giỏi hơn, làm nhanh hơn, giá rẻ hơn để tối ưu lợi ích và chi phí – giống như lựa chọn một cái máy ở siêu thị điện tử.
Trường hợp 2, tôi tìm một người có cá tính mà tôi thích, tôi tin tưởng, chúng tôi có thể trở thành bạn bè. Đã cùng tần số thì mọi việc sẽ suôn sẻ. Cậu ta không chỉ biết về chuyên môn, mà còn hiểu về tiếp thị, bản chất con người và giàu ý tưởng – đây là yếu tố giúp tôi phát triển thay vì sử dụng một cái template hoặc content vô hồn do AI tạo ra.
Tôi nhìn thấy niềm đam mê trong ánh mắt cậu ấy. Và đó là yếu tố tôi biết chắc rằng sản phẩm mà cậu ta mang lại sẽ trên cả mong đợi.
Đây là những điều mà robot không thể làm được – sự sáng tạo.
Là bạn, bạn có sẵn sàng trả gấp 1,5 hoặc gấp 2 lần lương cho trường hợp thứ 2 không?
Ví dụ 02, Lĩnh vực sức khỏe:
Sản phẩm sức khỏe được các công ty sản xuất tràn lan, dễ dàng đặt muc chỉ với vài click. Nhưng điều mọi người cần nhất là ai đó có thể giúp họ khỏe mạnh dựa trên sự tin tưởng và truyền cảm hứng.
Bạn là một huấn luyện viên sức khỏe, nếu bạn cạnh tranh về chuyên môn rồi bạn sẽ bị thay thế như một con robot.
Bạn phải là chính mình, bạn phải thể hiện ra cá tính và sự độc đáo để thu hút những người giống bạn – người mà bạn có thể giúp đỡ nhiều nhất. Bạn yêu thích họ và họ yêu thích bạn.
Bạn không cần phải là một chuyên gia, bạn chỉ cần là một người khiêm tốn chia sẻ, tổng hợp thông tin từ các chuyên gia có thẩm quyền và nói lên quan điểm của mình dựa trên trải nghiệm cá nhân (sống).
Và đó là thứ khiến bạn trở nên khác biệt và không thể thay thế.
Ví dụ 03. Lĩnh vực hạnh phúc
Bạn có thấy các huấn luyện viên cuộc sống, tư vấn tâm lý đang trên đà phát triển không? Đó là vì thế giới đang mất đi hạnh phúc trong quá trình hiện đại hóa. Giàu và nghèo không chắc ai sẽ hạnh phúc hơn ai.
Nếu bạn là một người hạnh phúc, hoặc là một người tìm đường thoát khổ trong việc đi tìm giải pháp cho các vấn đề (giống tôi).
Bạn sẽ giúp người giàu hạnh phúc để được trả nhiều tiền. Khi có nhiều tiền, bạn đầu tư vào các chương trình giáo dục miễn phí để giúp người có điều kiện kém hơn. Rồi một ngày, bạn sẽ nhận ra tiền là một dòng chảy tâm linh kỳ diệu (khi hiểu và biết cách sử dụng).
Lợi thế của người phương Đông (đặc biệt là Việt Nam)
Tôi cười điên khi một giáo sư không biết mạng xã hội là gì trong một cuộc điều trần. Phương Tây giỏi trong việc phân tích chiều sâu để nghiên cứu ra các kỹ thuật khoa học. Phương Đông mình lại giỏi trong việc tổng hợp và có góc nhìn đa chiều.
Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện nay, việc đào sâu là thừa thãi. Sao lại phải đi phát minh lại chiếc xe đạp, trong khi lấy luôn của bọn Tây mà dùng. Cái quan trọng nhất là ứng dụng nó thật tốt vào đời sống.
“Sáng tạo” là sự giao thoa giữa “chuyên môn” và “đời sống”.
Càng học sách vở nhiều thì càng xa rời thực tế, mà càng xa rời thực tế thì càng mất tính sáng tạo.
Muốn gần với thực tế thì con đường quan trọng nhất là giao tiếp giữa người với người để kết nối và thấu hiểu. Chỉ khi thấu hiểu thì bạn mới giúp được người khác.
Trong giao tiếp thì có nói, viết và vẽ (design).
Để bạn giao tiếp với nhiều người hơn thì bạn phải dùng đòn bẩy mạng xã hội để khuếch đại quy mô.
Facebook, Threads, Youtube, Instagram, Tiktok, Podcast,… là các nền tảng miễn phí và luôn sẵn sàng để bạn phát triển.
Nhân tiện, nếu bạn đang kinh doanh tôi sẽ giúp bạn thu hút khách hàng đến với tác phẩm của mình bằng phương pháp viết hiện đại.
Có thể là do gen di truyền, mà vấn đề giáo dục khiến tôi trăn trở. Khi đi làm fulltime tôi đã nếm vị cay của ớt khi bị sa thải. Giờ đây, tôi thấy những đứa trẻ mới học xong lớp 12 lao đầu vào học đại học chỉ vì háo hức tấm bằng, trong khi tiền nong thì chạy vạy vay mượn khắp nơi, bố mẹ thì vất vả (1,2 năm trước có một đứa em họ, mà tôi không đủ năng lực để thuyết phục).
Trăn trở.
Tôi đã từng nói việc này trên Threads, và bị chỉ trích một cách không thương tiếc vì đã hạ thấp những người đang hãnh diện vì tấm bằng họ cầm trên tay, và làm lung lay niềm hi vọng mà họ đang bám vào.
Nhưng không sao cả. Người mà tôi ngưỡng mộ, Jordan B Peterson từng dạy “nếu có điều gì cần nói mà không nói, cũng là nói dối”.
Vì vậy, tôi sẽ đào sâu vào vấn đề này đến cùng để tìm cách giải quyết.
Lưu ý:
Đây không phải là bài viết chỉ trích giáo dục. Chỉ là nhìn nhận tình hình và những mặt bất cập mà nền giáo dục công nghiệp phương Tây đề ra (giống như mọi vấn đề khác đều có mặt trái và phải). Chúng ta đang sống trong xã hội thì vẫn cần tôn trọng và tuân theo luật chơi mà xã hội đã đề ra. Nhưng cũng cần chủ động bổ sung cho bản thân những kỹ năng còn thiếu. Dựa và phụ thuộc hoàn toàn vào tấm bằng đại học là một điều nguy hiểm.
Chuẩn
Mình đã từng phải đấu tranh với cha mẹ để không phải học ĐH, nhưng vẫn phải học Cao Đẳng
Nhưng vẫn phải thừa nhận rằng những năm tháng đi học đã dạy cho mình những kỷ luật, luật lệ đầu tiên khi bước vào cuộc sống, không phải là tất cả nhưng không phải chúng ta đều trưởng thành từ đó và bây giờ mới nhận thấy những điều bất cập ở đó hay sao?! Nếu không sống trong nó thì sao chúng ta – những người muốn tự do lại hiểu nó đến vậy.
Vũ Tiểu Phú Phải công nhận rằng những giai đoạn đó nếu không đi học CĐ và ĐH thì có khi sự nghiệp của mình sẽ đi theo chiều hướng tồi tệ hơn.
Nhưng trường mà chị và em học nó không còn tồn tại nữa.
Nếu mọi người hiểu theo hướng phân biệt yêu-ghét thì sẽ không còn đúng với những thông điệp mà em đang muốn truyền tải.
Vũ Tiểu Phú cái em thực sự mà em quan tâm là học phí tăng cao, mất quá nhiều thời gian nhưng kết quả đầu ra lại không được đảm bảo. Với những gia đình có điều kiện thì học đại học là một cơ hội, nhưng với gia đình thu nhập thấp lại là đường hầm chập choạng tối.
Thời điểm hiện tại, tính theo lợi ích của số đông, thì trường nghề và trường trung cấp mang lại giá trị nhiều hơn trường đại học.
Đỗ Đức Thông đúng vậy đó, đó là cách nhanh nhất để có thể kiếm tiền cho bản thân , gia đình và xã hội, nhưng ít ai hiểu lắm.
Thế hệ mới ở hiện tại sẽ phải làm để thay đổi tư duy của thế hệ trước, công việc khó khăn nhưng buộc phải làm
( chị chính là đoạn cuối của thế hệ cũ, chính vì muốn thay đổi để theo kịp thời đại nên mới tham gia vào group của các bạn trẻ để học đấy)