Chị Chi Nguyễn (Nguyễn Phương Chi) là tác giả của blog – The Present Wirter.
Chị là một người làm nội dung giáo dục, có tầm ảnh hưởng sâu sắc tới thế hệ trẻ về học tập và thiết kế lối sống.
Hiện nay, blog của chị đã có hơn 70,000 độc giả trong và ngoài nước.
Sở hữu một cuốn sách về chủ nghĩa tối giản đã bán được tối thiểu 13,000 bản.
Sở hữu kênh youtube với 628,000 người đăng ký.
Podcast hơn 2,000 đánh giá và trung bình 4,9/5 sao.
Điều gì khiến chị Chi đạt được những thành tích cao như vậy?
I. Các số liệu tôi đã nghiên cứu được
2016/5: Xuất bải blog đầu tiên trên website thepresentwriter.com
Hiện nay, website có trung bình 56,000 lượt truy cập / tháng, cho dù blog đã ngừng hoạt động vào cuối năm 2022.
Điều thú vị ở đây là, mọi người đọc blog trên máy tính gấp ~1,5 lần trên điện thoại di động.
Cứ nghĩ rằng phải 80-90% người theo dõi chị Chi là nữ, nhưng nam cũng đông không kém.
Khán giả tập trung ở độ tuổi 25 – 34, độ tuổi đi làm.
Bạn có thấy điều gì lạ không?
Lượng khán giả ở tuổi 45 – 54 không phải ít, chiếm tới 19,07%
Lượng truy cập trực tiếp (direct) lên tới 41% ~ 23,000 truy cập/tháng.
Chỉ có nhớ tên website thì mới có thể truy cập trực tiếp vào blog. Điều này này cho thấy, thương hiệu The Present Writer khắc sâu vào khán giả như thế nào.
Lượng truy cập đến chủ yếu đến từ youtube, lên tới 91%.
8/2020: Đăng tập podcast đầu tiên lên Spotify
Review khủng: hơn 2,000 lượt đánh giá, trung bình 4,9/5 sao
2016/1: Đăng bức ảnh đầu tiên lên instagram về cuộc sống của mình.
Đến nay (3/2024) đạt 142,000 người theo dõi.
2020/8: Xuất bản video đầu tiên trên youtube The Present Writer
Đến nay (3/2024), kênh youtube đã đạt ~627,000 lượt đăng ký và ~25 triệu lượt xem.
2022/3 – Xuất bản video đầu tiên trên youtube The Present Writer Podcast
Đến nay (3/2024) – Kênh đạt ~23,000 người đăng ký và ~500,000 lượt xem.
II. Cách chị Chi Nguyễn Present Writer kiếm tiền
1. Kiếm tiền từ youtube
Với các video nước ngoài, trung bình cứ 1,000 lượt xem thì được trả từ $5 – $7.
Với các video youtube Việt Nam, trung bình cứ 1,000 lượt xem sẽ được trả $1. Với nội dung lĩnh vực giáo dục thì được trả cao hơn. Tôi cứ áng chừng là $1,5 cho 1,000 lượt xem.
Với 25,000,000 lượt xem thì kênh Youtube The Present Writer đạt doanh thu $37,500 ~ 900,000,000 vnđ.
(Đây chỉ là con số ước chừng để bạn tham khảo, và chưa bao gồm các chi phí)
2. Kiếm tiền từ Affiliate
Chị Chi Nguyễn có một khóa học “Xây dựng blog chuyên nghiệp (5 bước đơn giản)”. Với khóa học miễn phí này, chị Chi sẽ nhận được một khoản hoa hồng từ các đơn vị cung cấp hosting (nếu có ai đó mua bằng đường link trong khóa học này).
Đây là cách mà chị Chi kiếm tiền khi mà chưa có danh tiếng lớn.
Đơn giản thôi, dạy mọi người cách mà chị ấy đã làm được (là blog chuyên nghiệp).
3. Xuất bản sách
Cuốn sách “Một cuốn sách về chủ nghĩa tối giản”:
Giá bìa: 129,000 vnđ
Tiki bán hơn 5,000 bản (tiki không tiết lộ con số chính xác).
Shopee bán được hơn 8,000 bản.
Tổng cộng ít nhất, doanh thu từ việc bán sách lên tới 1,677,000,000 vnđ
4. Ra mắt sản phẩm Sổ tay kế hoạch The Present Day
Giá: 318,000 vnđ
Tiki bán được: ~1,000 cuốn
Shopee bán được: ~4,000 cuốn
Tổng cộng doanh thu mang lại từ sản phẩm này là 1,590,000,000 vnđ
5. Khóa học The Present Brands
Khóa học Coaching 1:1 về xây dựng thương hiệu cá nhân cho chuyên gia (có kinh nghiệm trên 5 năm làm việc).
III. Chiến lược và chiến thuật phát triển thương hiệu cá nhân
1. Bắt đầu với blog
Blog chính là nền tảng đầu tiên mà chị Chi Nguyễn bắt đầu xây dựng The Present Writer.
Tại sao?
Thứ nhất, chị Chi Nguyễn là người hướng nội, viết blog là công việc dễ dàng hơn bao giờ hết.
Thứ hai, viết là nền tảng cho blog, bài thuyết trình, kế hoạch sự kiện, video, podcast email,…
Thứ ba, khi chưa có danh tiếng, blog là nơi được ít người ghé thăm nhất. Bởi vậy, chị Chi có cơ hội để thoải mái viết và hoàn thiện kỹ năng cũng như con người mình.
Blog cũng là nơi thu hút những người sâu sắc, thích đọc và tử tế.
Sẽ an toàn hơn để thoải mái chia sẻ nội dung thôn qua các câu chuyện cá nhân mà không sợ ai phán xét (vì người hời hợt, họ chẳng đọc đâu).
Thứ tư, nội dung ngắn trên mạng xã hội là chưa đủ. Mọi người coi ai đó là một chuyên gia (trong một lĩnh vực chuyên môn) khi có nội dung dài, chuyên sâu về một lĩnh vực hoặc chủ đề cụ thể.
Bài học: Nếu bạn đang muốn xây dựng thương hiệu cá nhân mà chưa biết bắt đầu từ đâu, thì blog chính là lựa chọn hoàn hảo nhất. Bạn có thể thoải mái viết, điều chỉnh và sáng tạo chính là quá tình bạn tìm ra chính mình. Khi bạn là chính mình, đó mới là thương hiệu cá nhân đích thực.
2. Xuất bản cuốn sách đầu tay
Năm 2018, xuất bản cuốn sách đầu tay “Một cuốn sách về chủ nghĩa tối giản”.
Đối với số đông, việc xuất bản sách rất khó. Vì thế những ai có sách sẽ được mọi người coi như một chuyên gia.
Năm 2019, cuốn sách được giới thiệu trong một phóng sự của VTV1.
3. Cách chị Chi Nguyễn sáng tạo nội dung
[Sáng tạo = Kiến thức + Cá tính]
Sáng tạo chính là sự giao thoa giữa kiến thức và cá tính (tính cách cá nhân) của bạn.
Đó cũng là yếu tố cốt lõi để tạo nên một thương hiệu cá nhân đích thực.
Chị Chi Nguyễn đã làm như thế nào?
Thay vì chỉ chia sẻ kiến thức hàn lâm khô khan thì chị đã khéo léo chèn thêm những câu chuyện cuộc sống.
Nhiếp ảnh gia Tâm Bùi đã từng nói trong Have A Ship số 150:
Không có bùn thì làm sao có sen. Khi mà em kể cho mọi người tất cả những chuyển hóa của mình, nhưng em không kể cái nguồn gốc từ đâu ra, thì có quá ích kỷ với người đọc của mình hay không. Và mọi người sẽ không hiểu được tại sao anh Tâm có được những chuyển hóa như vậy.
Nhiếp ảnh gia Tâm Bùi – tác giả cuốn sách Cá hồi
Hay trong cuộc trò chuyện giữa Vinh Giang và Chris Do:
Đã kể câu chuyện thì phải có thông điệp. Đã chia sẻ thông điệp thì phải có câu chuyện.
Đó là bí quyết.
Khi chèn thêm câu chuyện, thông điệp mà chị Chi Nguyễn chia sẻ không còn là sáo rỗng nữa.
Nó có hồn. Nó chạm đến cảm xúc của khán giả.
Những câu chuyện mà tôi ấn tượng nhất:
Hai vợ chồng chị đã từng khó khăn đến nỗi phải lấy đồ ăn còn dư tại các câu lạc bộ và nhà hàng về ăn liên tục trong nhiều tháng để tiết kiệm tiền. Nhưng rồi số tiền đó lại nướng hết vào việc chữa bệnh cho chú mèo.
Tôi rất yêu chó mèo, nên câu chuyện này ảnh hưởng sâu sắc tới tôi.
Chuyện vợ chồng chị ấy cãi nhau vì bất đồng quan điểm.
Kế hoạch tiết kiệm tiền và có được căn nhà đầu tiên.
Chị ấy là người hướng nội, hay bị mất năng lượng và rụt rè trước đám đông.
…
Không hào nhoáng, không khoa trương. Chị Chi Nguyễn chia sẻ những cuộc sống thường nhật kèm theo nhiều vấn đề khó khăn và phương pháp giải quyết.
Đó là cách tôi cảm thấy chị là con người (chứ không phải máy móc hoặc một nhân vật nổi tiếng trong showbiz được dựng lên).
Đó là cách tôi thấy chị ấy cũng giống tôi, cũng có những khó khăn trong cuộc sống.
Bài học: Nếu bạn muốn xây dựng thương hiệu cá nhân, hãy dũng cảm chia sẻ cuộc sống của bạn và những điều đã từng làm bạn tổn thương trong quá khứ. Mọi người thích vì kiến thức có ích trong nội dung bạn chia sẻ, nhưng mọi người kết nối và nhớ đến khi họ tin tưởng bạn như một con người.
5. Đấu tranh về một vấn đề nhức nhối trong xã hội
Chia sẻ kiến thức là chưa đủ.
Thể hiện con người chân thật của mình vẫn còn thiếu.
Thật trùng khớp.
Bình đẳng trong giáo dục là chủ đề mà chị Chi Nguyễn nghiên cứu.
Và sự bất bình đẳng trong giáo dục cũng là vấn đề nhức nhối mà khán giả của chị quan tâm.
Nếu vấn đề này được giải quyết thì sẽ có rất nhiều học sinh, trẻ em có cơ hội, và quan trọng nhất là nhận thức để tự mình vươn lên.
Đây là một công việc ý nghĩa rất lớn cho xã hội.
5. Cách giữ chân độc giả
Việc viết các bài viết dài, chuyên sâu không phải là dễ.
Nó tốn quá nhiều thời gian nghiên cứu, sáng tạo, chỉnh sửa,… Trong năm 2021, chủ yếu một tháng chị ấy mới ra được 1 blog, hiếm lắm mới có 2 cái.
Bởi vậy, bản tin sẽ là lựa chọn tốt nhất để chị Chi tiếp tục kết nối với khán giả của mình vào thời điểm bận rộn (hiện tại).
Ngoài ra, có một lưu ý:
Mạng xã hội facebook, youtube, instagram,… không thuộc quyền kiểm soát của người sáng tạo. Bạn đang xây nhà thuê trên đất người khác. Bạn sẽ mất khán giả của mình khi gặp sự cố như bị bóp tương tác, bị đóng tài khoản hoặc bị hack. Giống như chị Linh Phan đã từng bị hack mất tài khoản facebook 40,000 follower.
Nhưng email lại là thứ bạn sở hữu hoàn toàn và làm gì tùy thích.
Nó là tài sản vô giá của bạn.
6. Sử dụng quy luật khan hiếm
Quy luật: Mọi người muốn có được nhiều hơn những thứ mà họ có thể có ít hơn – quy luật thứ 6 trong bài viết cách thuyết phục khách hàng mà không cần bán.
Sự khan hiểm thể hiện ở chỗ:
- Chỉ nhận 3-5 học viên/khóa
- Chỉ tuyển 1,2 lần/năm
Và sự khan hiếm này là dựa trên cơ sở có thật.
Sự khan hiếm như vậy sẽ làm cho học viên đủ điều kiện càng muốn tham gia hơn, với sự cam kết cao hơn. Cuối cùng kết quả đầu ra được tốt hơn.
Chi phí khóa học The Present Brands không được tiết lộ công khai.
Nhưng bạn đoán xem, nó sẽ cao tới cỡ nào?
Lưu ý: quy luật khan hiếm không phải là một thủ thuật rẻ tiền, nó là một cách để vừa có lợi cho người giảng dạy lại vừa gia tăng sự nghiêm túc, tính cam kết của học viên. Từ đó thúc đẩy sự hợp tác win-win.
7. Sự nhất quán
Trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân nói riêng và thương hiệu nó chung, sự nhất quán là yếu tố quan trọng nhất. Sự nhất quán nghĩa là lặp lại, lặp lại càng nhiều thì khán giả càng nhớ và càng ghim vào trong tiềm thức của họ.
Đó là cách một thương hiệu được hình thành.
Ví dụ này.
Thông điệp Present (sống ở hiện tại) được truyền tải trong mọi nội dung:
Website: thepresentwriter.com và các hội dung của blog hầu như đều nói về việc sống ở hiện tại.
Tên các kênh social đều chứa chữ Present.
Sổ lập kế hoạch cũng tên The Present Day Plan
Khóa học xây dựng thương hiệu cho chuyên gia cũng tên The Present Brands
Bài học ở đây là: Tìm ra một keyword gắn liền với bạn và để nó xuất hiện ở tất cả mọi nơi.
IV. Kết luận
Chị Chi Nguyễn là một người làm sáng tạo nội dung thành công nhờ sự bền bỉ và tự nhiên nhất.
Tại sao lại là tự nhiên?
Bởi vì những gì chị làm đều xuất phát từ sự chân thật đến từ bên trong con người chị. Từ chuyên môn cho đến cuộc sống.
Nhưng nó lại trùng khớp (một cách vô tình hoặc có chủ ý) với các phương pháp làm tiếp thị một cách khoa học và chuẩn mực.
Bạn nghĩ sao?
Qua nghiên cứu này bạn học được điều gì từ chị Chi Nguyễn?
Xây dựng blog (website):
Thể hiện tính chuyên môn, và được coi là chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể qua bài viết dài, chuyên sâu.
Chia sẻ những khía cạnh trong cuộc sống: vấn đề, khó khăn, cách giải quyết, và đôi khi là thành tựu.
Blog chính là nền tảng quan trọng để bạn phát triển nội dung trên mạng xã hội (facebook, youtube, instagram, threads, podcast,…).
Rất nhiều người chọn phát triển các nội dung ngắn trên mạng xã hội trước, cũng tốt, nhưng rất khó để khán giả coi bạn là một chuyên gia. Và bạn cũng không có thời gian để hoàn thiện mình thông qua viết lách. Giống như xây lâu đài trên cát vậy.
Xuất bản sách:
Là một cuốn sách về cuộc sống sẽ dễ dàng tiếp cận với phần đông độc giả hơn là cuốn sách về chuyên môn. Đặc biệt, khi vị thế chuyên gia của mình chưa được phổ biến rộng rãi.
Xây dựng nội dung sáng tạo:
Sáng tạo là sự giao thoa giữa kiến thức chuyên môn và cá tính của bạn.
Cá tính là tính cách cá nhân được hình thành bởi “quá khứ”, “hiện tại”, và tầm nhìn của bạn về “tương lai”.
Đấu tranh để giải quyết cho một vấn đề nhức nối:
Đây là cách giúp đỡ, và đứng lên bảo vệ độc giả của mình trước những bất công của xã hội.
Xây dựng khán giả bằng bản tin.
Sử dụng quy luật khan hiếm.
Nhất quán trong nội dung.
Còn điều gì nữa? Nếu có bất kỳ ý tưởng hay câu hỏi nào, hãy comment để chúng ta cùng thảo luận.
Hi vọng nghiên cứu này của tôi sẽ giúp ích cho bạn.
Nếu có ý định trở thành một người sáng tạo nội dung giáo dục và truyền cảm hứng. Lời khuyên hiệu quả nhất là bắt đầu luôn và ngay.
Chúc bạn thành công!