Sai lầm lớn nhất của tôi là theo đuổi giá trị không thuộc về mình.
Tôi là một người hướng nội, nhưng tôi cố gắng lao vào các môi trường hướng ngoại để chiến đấu chỉ vì mọi người thích người hướng ngoại hơn.
Tôi đã đi ngược với sở trường của mình.
Tôi đã đi ngược với những giá trị vốn có của con người tôi.
…
Sơn tùng nói “ai cũng có giá trị”.
Vậy giá trị của bạn là gì?
Môi trường bạn đang sống, công việc bạn đang làm liệu có hợp với hệ giá trị của bạn không?
Nếu không, bạn sẽ cảm thấy đau khổ (giống tôi).
Bạn sẽ phải “gồng” mình lên để chiến đấu sao để được mọi người công nhận.
Điều đó thật tồi tệ. Và nó đã xảy ra với tôi trong một quãng thời gian khủng hoảng 1/4 cuộc đời.
Giờ tôi đã vượt qua nó, tôi đã tìm thấy giá trị của riêng mình qua các phương pháp cụ thể.
Hi vọng bài chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn sớm tìm ra giá trị của bản thân và hạnh phúc với nó.
(Đây là bài học tôi học được từ Mindtools và thông qua thực hành, trải nghiệm)
Giá trị của bạn là gì và tầm quan trọng của nó?
Giá trị của bạn là những điều mà bạn tin là quan trọng trong cách bạn sống và làm việc.
Chúng xác định các ưu tiên diễn ra trong cuộc sống của bạn. Và là thước đo để bạn biết được cuộc sống của mình có diễn ra theo cách bạn muốn hay không.
Khi những việc bạn làm, cách bạn cư xử phù hợp với các giá trị của bạn thì cuộc sống bạn trở nên vui vẻ, hạnh phúc. Ngược lại, nếu điều này không phù hợp với giá trị cá nhân của bạn thì mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ.
Đó là khởi nguồn của sự lo lắng, bất an và dẫn đến cuộc đời mất phương hướng.
Bạn là một người coi trọng gia đình, bố mẹ, vợ/chồng, con cái. Bạn phải đi làm xa và cứ cuối năm mới về 1 lần. Dù có làm được nhiều tiền đi nữa thì trong thâm tâm bạn cực kỳ đau khổ.
Nhưng nếu bạn là một người coi trọng sự nghiệp, nhưng bố mẹ bắt bạn phải ở nhà. Vì thương bố mẹ nên bạn đành chiều theo. Nhưng ngày nào bạn cũng thẫn thờ nhìn về phương xa với mong ước được tự do bay nhảy, xây dựng sự nghiệp, cuộc sống của riêng mình.
Hoặc bạn là một người chăm chỉ, chân thành và có chí tiến thủ. Nhưng xung quanh bạn toàn những người lười làm mà khôn lỏi thì sẽ có ngày bạn ức chế vì cảm giác thiếu công bằng.
Bởi vậy, xác định hệ giá trị của bạn là vô cùng quan trọng.
Nó cho phép bạn biết mình nên sống ở đâu, xây dựng mối quan hệ với ai, làm việc trong môi trường nào,…
Xác định giá trị của bạn
Khi xác định được giá trị của bạn, bạn sẽ biết điều gì là quan trọng nhất với mình và điều gì nên loại bỏ. Việc này thực hiện bằng cách nhìn lại những khoảnh khắc trong quá khứ của bạn (bao gồm công việc và cuộc sống cá nhân).
Chuẩn bị một tờ giấy và cây bút. Hãy viết tất cả những điều bạn nghĩ qua các bước cụ thể sau:
Bước 1: Xác định thời điểm bạn hạnh phúc nhất
– Bạn đã làm gì? Công việc nào bạn làm khiến bạn say mê nhất (Cả công việc công ty và cá nhân)?
– Bạn đã làm việc với những ai? Ai là người khiến bạn vui vẻ khi làm việc cùng? Đặc điểm tính cách nào của họ khiến bạn yêu thích?
– Môi trường nào khiến bạn hạnh phúc nhất? Bạn hạnh phúc nhất khi ở một mình hay ở những nơi náo nhiệt?
Bước 2: Xác định thời điểm bạn tự hào nhất
– Điều gì khiến bạn tự hào nhất (đạt thành tích cao, thành công dự án, vượt qua khó khăn, tự hào về người thân,…)?
– Tại sao bạn lại cảm thấy tự hào? (ví dụ, vì tôi hơn người khác, vì tôi thấy mình thật giỏi, vì tôi cảm thấy vượt qua chính mình (mình đã trưởng thành), vì tôi thấy hãnh diện với mọi người xung quanh,…)
– Có phải khi đó có cả những người khác cùng chia sẻ niềm tự hào của bạn? Đó là những ai?
– Còn những yếu tố nào góp phần vào cảm giác tự hào của bạn không?
Bước 3: Xác định thời điểm bạn hài lòng và viên mãn nhất
Đó là khoảnh khắc bạn không cần thêm bất kỳ điều gì khác, cảm giác bình an đến lạ kỳ. Bạn chỉ mong muốn giữ mãi khoảnh khắc trọn vẹn này.
– Bạn đang ở đâu?
– Bạn đang làm việc gì (hoặc không làm gì cả)?
– Những yếu tố nào góp phần vào cảm giác ấy (đồ vật, cây cối, con vật, con người)?
Bước 4: Xác định 10 giá trị hàng đầu của bạn
Hãy nhớ, mỗi trải nghiệm tuyệt vời đều gắn với ít nhất một trong 144 giá trị sau.
Ví dụ: Khoảnh khắc bạn đạt huy chương vàng sẽ tương ứng với giá trị thành tích, là người giỏi nhất, Xuất sắc, Kỷ luật,…
Lưu ý:
– Effectiveness là hiệu quả trong trường hợp hoàn thành đúng KPI.
– Efficiency là hiệu quả trong trường hợp làm việc thông minh và chú trọng vào kết quả cuối cùng. Trong quá trình làm việc bạn sử dụng các phương pháp tốn ít thời gian và công sức nhất.
Trách nhiệm giải trình | Xuất sắc | sự hoàn hảo |
Sự chính xác | Sự phấn khích | hiếu đạo |
Thành tích | Chuyên môn | tích cực |
Sự mạo hiểm | Thăm dò | thực tiễn |
Lòng vị tha | Tính biểu cảm | sự chuẩn bị |
Tham vọng | Công bằng | tính chuyên nghiệp |
Sự quyết đoán | Sự tin tưởng | thận trọng |
Sự cân bằng | Định hướng gia đình | Định hướng chất lượng |
Là người giỏi nhất | Trung thực | độ tin cậy |
Thuộc về | Sự thích hợp | tháo vát |
Táo bạo | lưu loát | kiềm chế |
Điềm tĩnh | Tập trung | Định hướng kết quả |
Sự cẩn thận | Tự do | Nghiêm khắc |
Thử thách | Vui vẻ | Bảo vệ |
Sự vui vẻ | Độ lượng | Tự thực hiện |
Đầu óc minh mẫn | Lòng tốt | Tự kiểm soát |
Sự cam kết | Duyên dáng | Vị tha |
Cộng đồng | Sự phát triển | Tự lực cánh sinh |
Lòng trắc ẩn | Niềm hạnh phúc | Nhạy cảm |
Năng lực cạnh tranh | Công việc khó khăn | Thanh thản |
Tính nhất quán | Sức khỏe | Tự kinh doanh |
Mãn nguyện | Giúp đỡ xã hội | Sự khôn ngoan |
Tiếp diễn | Sự thánh thiện | Sự đơn giản |
Sự cải tiến | Chân thành | Âm thanh |
Sự đóng góp | Tôn kính | Tốc độ |
Điều khiển | Khiêm tốn | Tự phát |
Sự hợp tác | Sự độc lập | Sự ổn định |
Tính đúng đắn | Khéo léo | Chiến lược |
Lịch sự | Hài hòa nội tâm | Sức mạnh |
Sáng tạo | Tò mò | Kết cấu |
Hiếu kỳ | Sự sáng suốt | Thành công |
Tính quyết đoán | Sự thông minh | Ủng hộ |
Dân chủ | Tình trạng trí tuệ | Làm việc theo nhóm |
Đáng tin cậy | Trực giác | Nhiệt độ |
Sự quyết tâm | Vui sướng | Lòng biết ơn |
Sùng đạo | Sự công bằng | Sự kỹ lưỡng |
Siêng năng | Khả năng lãnh đạo | Chu đáo |
Kỷ luật | Di sản | Kịp thời |
Tùy ý | Yêu | Sức chịu đựng |
Đa dạng | Lòng trung thành | Chủ nghĩa truyền thống |
Năng động | Tạo nên sự khác biệt | Đáng tin cậy |
Kinh tế | Làm chủ | Tìm kiếm sự thật |
Effectiveness | Công lao | Hiểu biết |
Efficiency | Vâng lời | Độc đáo |
Sang trọng | Sự cởi mở | Đoàn kết |
Đồng cảm | Đặt hàng | Hữu ích |
Sự hưởng thụ | Độc đáo | Sức sống tầm nhìn |
Sự nhiệt tình | Lòng yêu nước | |
Bình đẳng |
Bước 5: Ưu tiên các giá trị hàng đầu của bạn
Bước này sẽ tốn nhiều tâm huyết nhất.
Nên làm vào buổi sáng, khi mà bạn không bị tác động bởi bất kỳ yếu tố nào từ bên ngoài. Ví dụ như sách báo, tin tức, lời nói của mọi người xung quanh.
Bắt đầu viết ra 10 giá trị hàng đầu của bạn đã lựa chọn trong bảng trên (không theo thứ tự).
Nhìn vào 2 giá trị đầu tiên và tự hỏi: “Nếu tôi chỉ có thể thỏa mãn một giá trị, thì tôi sẽ chọn cái nào?”.
Ví dụ: nếu bạn so sánh giữa tự kinh doanh và sự ổn định, hãy tưởng tượng rằng bạn phải từ bỏ công việc làm thuê để bắt đầu kinh doanh tự do (khi không có áp lực về trả nợ, cơm áo gạo tiền). Bạn sẽ chọn cái nào?
Quyết định chọn cái nào thì hãy đẩy lên vị trí số 1.
Tiếp tục so sánh với các giá trị còn lại cho đến khi danh sách ưu tiên của bạn được sắp xếp đúng thứ tư.
Bước 6: Khẳng định lại giá trị của bạn
Kiểm tra lại những giá trị của bạn một lần nữa và đảm bảo chúng phù hợp với cuộc sống và tầm nhìn cho tương lai của bạn.
– Những giá trị này có khiến bạn hài lòng về bản thân không?
– Bạn có tự hào về 3 giá trị hàng đầu của mình không?
– Bạn có thấy thoải mái và tự hào khi nói những giá trị của mình với những người mà bạn tôn trọng?
– Những giá trị này có đại diện cho những điều mà bạn sẽ ủng hộ, ngay cả khi chúng không thuộc về số đông (có nhiều người sẽ phản đối) không?
Khi đối chiếu các giá trị của mình trong quá trình quyết định, bạn có thể giữ vững lập trường. Đồng thời bạn đưa ra các quyết định một cách tự tin và rõ ràng.
Bạn cũng sẽ biết rằng những gì bạn đang làm là tốt nhất cho hạnh phúc trong hiện tại và cả tương lai.
Bước 7. Hành động
Khi xác định được hệ giá trị, đã đến lúc bạn “thanh tẩy” cuộc sống của mình.
Xem xét lại công việc và người sếp của bạn có phù hợp với hệ giá trị của mình hay không?
Ví dụ: Giá trị của bạn là trung thực, nhưng công ty lại kinh doanh gian trá. Thì đó là lúc bạn đi tìm cơ hội khác.
Xem xét các mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp có phù hợp với hệ giá trị của bạn hay không?
Nếu không, hãy biến họ thành người quen biết và mỉm cười vui vẻ mỗi khi gặp mặt. Đặt một ranh giới cứng để họ không tham gia vào công việc hay cuộc sống cá nhân của bạn.
Xem xét lại nguồn thông tin bạn đang tiếp cận có phù hợp với hệ giá trị của bạn hay không?
Nếu không phù hợp, hãy bỏ theo dõi hoặc ngừng tiếp nhận.
Xem xét lại môi trường bạn sống có phù hợp với hệ giá trị của bạn hay không?
Theo cuốn sách Trường năng lượng và những yếu tố ẩn quyết định tới hành vi của con người, môi trường xung quanh bạn là một tập hợp sự cộng hưởng của năng lượng tích cực hoặc tiêu cực. Bạn sẽ chịu ảnh hưởng (bị động) bởi nguồn năng lượng vô hình ấy.
Xem xét thói quen nào phù hợp với hệ giá trị của bạn và thói quen nào cần loại bỏ. Đây chính là yếu tố nhỏ quyết định quan trọng tới tương lai tươi đẹp của bạn.
Việc đưa ra quyết định dựa trên hệ giá trị của bạn không phải lúc nào cũng dễ dàng. Tuy nhiên, về lâu về dài, độ chính xác sẽ tăng lên.
Việc của bạn là hãy bắt đầu từ bây giờ. Một tương lai tươi sáng sẽ chờ bạn phía trước.
Những điểm chính:
Xác định và hiểu các giá trị của bạn là một bài tập đầy thách thức và quan trọng. Giá trị cá nhân của bạn là một phần trung tâm của con người bạn – và con người bạn muốn trở thành. Bằng cách nhận thức rõ hơn về những yếu tố quan trọng này trong cuộc sống của mình, bạn có thể sử dụng chúng như kim chỉ nam để đưa ra lựa chọn tốt nhất trong mọi tình huống.
Một số quyết định trong cuộc sống thực sự là về việc xác định những gì bạn đánh giá cao nhất. Khi nhiều lựa chọn có vẻ hợp lý, sẽ rất hữu ích và thoải mái khi dựa vào các giá trị của bạn – và sử dụng chúng như động lực hướng dẫn mạnh mẽ để chỉ cho bạn đi đúng hướng.
Xem thêm:
[…] đích của sự giàu có là tự do. Tự do làm những gì phù hợp với hệ giá trị của bạn và nó khiến bạn hạnh […]