7 thg 1, 2007

Chủ đề: Học tập | Sáng tạo

Views: 23 Tr | Like: 285 N

Description:

Ông Ken Robinson đã chuyển tải một bài phát biểu thú vị và xúc động sâu sắc về vấn đề tạo nên một hệ thống giáo dục nuôi dưỡng (thay vì làm thui chột) khả năng sáng tạo.

Transcrip:

Translator: Cường Bùi Reviewer: Alice Tran

Xin chào. Quý vị khỏe không ạ? Những ngày qua thật là tuyệt vời phải không ạ? Tôi thật sự bị cuốn theo toàn bộ hội thảo.

Thật ra, tôi cũng đang cuốn gói đây. (Cười) Có 3 chủ đề được nêu lên xuyên suốt hội nghị và đó cũng là những vấn đề có liên quan tới những gì tôi muốn thảo luận cùng quý vị.

Thứ nhất đó là bằng chứng đáng kinh ngạc về khả năng sáng tạo của con người trong tất cả các bài thuyết trình mà chúng ta đã nghe cũng như trong số tất cả các quý vị có mặt ở đây. Về cả sự đa dạng cũng như phạm vi sáng tạo. Thứ hai là chính điều đó đã đặt chúng ta vào vị trí mà chúng ta không có một ý niệm gì về những điều sắp xảy ra trong tương lai. Không biết mọi sự sẽ diễn ra thế nào.

Tôi có mối quan tâm đến vấn đề giáo dục — trên thực tế tôi thấy tất cả mọi người đều quan tâm đến giáo dục. Phải không ạ? Có một điều tôi thấy khá thú vị đó là Nếu trong một bữa tiệc, bạn nói rằng bạn làm trong ngành giáo dục — thực ra, thành thật mà nói, bạn chẳng mấy khi đi tiệc nếu bạn làm trong ngành giáo dục (Cười) Bạn không được mời.

Và thật lạ, bạn cũng chả bao giờ thắc mắc. Điều này thật kỳ lạ đối với tôi. Nhưng giả sử nếu điều đó là thật, bạn nói chuyện với một ai đó, họ hỏi bạn “Anh/chị làm nghề gì?” và bạn trả lời rằng bạn làm trong ngành giáo dục, bạn có thể thấy họ mặt cắt không còn giọt máu. Họ thốt lên, “Chúa ơi”, đại loại như “Tại sao lại vào tôi chứ? Buổi tối đi chơi duy nhất của mình trong cả tuần.” (Cười)

Nhưng nếu bạn hỏi về quá trình học hành của họ, họ sẽ túm lấy bạn để kể chuyện, bởi đó là một trong những thứ ảnh hưởng sâu sắc tới mọi người, tôi nói có đúng không ạ? Giống như tôn giáo, tiền bạc và những thứ khác. Tôi có mối quan tâm lớn tới giáo dục và tôi nghĩ tất cả chúng ta đều vậy.

Chúng ta dành sự quan tâm to lớn cho nó, một phần bởi vì giáo dục là để đưa chúng ta tới tương lai mà chúng ta chưa thể nắm bắt được. Thử nghĩ xem, những đứa trẻ bắt đầu đi học năm nay sẽ nghỉ hưu vào năm 2065. Không ai trong chúng ta biết — bất chấp tất cả những tri thức chuyên môn được nêu ra trong 4 ngày vừa qua — thế giới sẽ ra sao trong 5 năm tới. Vậy mà chúng ta lại phải có trách nhiệm giáo dục bọn trẻ cho tương lai. Vì thế sự không thể dự báo trước, tôi nghĩ là, vô cùng lớn.

Và chủ đề thứ ba của hội nghị, đó là chúng ta đều đồng ý ít nhiều, về khả năng thật sự khác biệt của trẻ em — khả năng sáng tạo của chúng. Sirena, tối qua rất tuyệt vời phải không ạ? Chứng kiến Cô bé làm được điều đó. Cô bé là 1 điều đặc biệt, nhưng tôi nghĩ cô bé không phải là ngoại lệ trong thế giới con trẻ nói chung.

Điều mà quý vị chứng kiến là một người với lòng tâm huyết đặc biệt đã tìm ra một tài năng. Và luận điểm của tôi là, tất cả trẻ em đều rất tài năng. Và chúng ta đã lãng phí điều đó, một cách không thương xót. Vì thế tôi muốn nói đến giáo dục và nói đến tính sáng tạo. Luận điểm của tôi là tính sáng tạo ngày nay cũng quan trọng như khả năng biết đọc, biết viết trong giáo dục và chúng ta cần đối xử với nó với mức độ quan tâm ngang bằng.

(Tiếng vỗ tay) Xin cảm ơn. Nhân tiện, tôi nói xong hết rồi. Xin cảm ơn rất nhiều. (Cười) Vậy là còn 15 phút nữa. Vâng, tôi được sinh ra …à không. (Cười)

Mới đây, tôi đã được nghe kể một câu chuyện rất là thú vị — Và tôi muốn kể lại với quý vị về một cô bé trong giờ hội họa. Cô bé đó 6 tuổi và nó ngồi ở cuối lớp, vẽ. Giáo viên của bé gái này có nói rằng nó hầu như chẳng bao giờ tập trung chú ý, nhưng trong giờ hội họa này thì nó đã rất chăm chú.

Giáo viên của bé rất ngạc nhiên và đã đi đến chỗ cô bé ngồi cô giáo đã hỏi bé “Con đang vẽ gì thế?” Cô bé trả lời, “Con đang vẽ Chúa trời ạ.” Cô giáo bé nói, “Nhưng không ai biết Chúa trời trông như thế nào cả.” Cô bé nói rằng, “Họ sẽ biết trong một phút nữa thôi ạ.” (Cười)

Khi con trai tôi 4 tuổi ở Anh — Thật ra thì ở bất cứ đâu nó cũng là 4 tuổi. (Cười) Nếu phải xét một cách nghiêm túc, thì năm đó dù nó đi đâu nó cũng lên 4 tuổi. Nó có một vai trong vở kịch Truyền thuyết sự ra đời của Chúa. Quý vị có nhớ câu chuyện không? Nó khá phổ biến. Câu chuyện đó phổ biến mà. Mel Gibson đã tham gia phần tiếp theo. Quý vị có thể đã xem nó rồi đấy ạ: “Truyền thuyết sự ra đời của Chúa phần II.” Con trai James của tôi được nhận vai Joseph, và chúng tôi đã rất vui sướng.

Chúng tôi nghĩ đây là một trong những vai chính. Chúng tôi đã kéo đến chật ních cả khán phòng, trên mình mang chiếc áo phông với hàng chữ James Robinson LÀ Joseph!” (Cười) Con trai tôi không phải nói lời thoại, nhưng bạn biết đoạn khi ba vị vua tiến vào. Họ mang theo quà mừng, họ mang theo vàng, hương trầm và nhựa thơm.

Và chuyện là thế này. Chúng tôi ngồi phía dưới, và tôi nghĩ chúng bị sai kịch bản, bởi khi chúng tôi trò chuyện với một cậu bé sau buổi diễn và chúng tôi có hỏi, “Cháu hài lòng với buổi diễn chứ?” Cậu bé đó đã nói, “Dạ vâng, nhưng tại sao chú lại hỏi thế ạ? Có gì không ổn ạ?” Chúng đã tự đổi thứ tự, chỉ vậy thôi.

Trở lại câu chuyện, ba cậu bé tiến vào — những đứa bé lên 4 với một chiếc khăn bông trên đầu — chúng đặt những chiếc hộp xuống, cậu bé đầu tiên nói, “Tôi xin dâng tặng ngài vàng.” Cậu bé thứ hai nói, “Tôi xin dâng tặng ngài …” Và cậu bé thứ ba nói, “Frank đã gửi cái này.” (Cười)

Điểm chung của những câu chuyện này là trẻ con sẽ làm những điều chúng nghĩ Nếu chúng không biết, chúng vẫn thử làm mà không do dự. Tôi nói có phải không ạ? Chúng không sợ sai. Điều tôi muốn nói ở đây không có nghĩa sai và sáng tạo là hai thứ đồng nhất.

Nhưng điều mà chúng ta biết đó là, nếu bạn không sẵn sàng mắc lỗi, bạn sẽ không bao giờ có thể sáng tạo ra cái gì đó nguyên bản. Nếu bạn không sẵn sàng mắc lỗi. Và đến khi trở thành người lớn, phần lớn lũ trẻ mất đi khả năng đó. Chúng trở nên sợ bị mắc lỗi hay bị sai. Và chúng ta cũng vận hành các công ty theo kiểu như vậy.

Chúng ta kiểm điểm những lỗi lầm. Và chúng ta hiện giờ thực thi các hệ thống giáo dục quốc gia mà ở đó lỗi lầm là thứ tồi tệ nhất bạn có thể gây ra. Kết quả là chúng đã đang giáo dục con người triệt tiêu khả năng sáng tạo của họ. Picasso đã từng nói rằng. Ông đã nói tất cả mọi đứa trẻ khi sinh ra đều là nghệ sĩ. để vẫn là một nghệ sĩ khi ta trưởng thành mới là vấn đề. Tôi tin tưởng một cách mạnh mẽ rằng chúng ta không càng lớn lên càng sáng tạo, chúng ta càng lớn càng ít sáng tạo. Hay là, chúng ta được giáo dục từ bỏ nó.

Vậy tại sao? Năm năm trước tôi sống ở Stratford-on-Avon. Thực tế là chúng tôi đã chuyển từ Stratford đến Los Angleles. Quý vị có thể hình dung được đó là một sự thay đổi trơn tru thế nào rồi đấy. (Cười) Thật ra là, chúng tôi đã sống ở Snitterfield, ngay phía ngoại ô Stratford, nơi mà cha của Shakespeare đã được sinh ra. Nói đến đây có ai thoáng hiện lên một suy nghĩ mới không ạ? Tôi thì có. Quý vị không nghĩ đến Shakespeare có một người bố, phải không?

Đúng không ạ? Bởi quý vị không nghĩ đến Shakespeare khi ông còn là một đứa bé, đúng không ạ? Shakespeare lúc 7 tuổi? Tôi chả bao giờ nghĩ đến điều đó. Điều tôi muốn nói là ông ấy đã có lúc 7 tuổi. Ông ở trong một lớp học văn của một người nào đó

, và như bất cứ đứa trẻ nào ở cùng độ tuổi đó, chắc chắn đã có thời điểm ông làm một số điều khác với lũ trẻ khác. Thực tế, chúng tôi đã có những tài liệu chép tay cho thấy cha của Shakespeare rất hay dẫn dắt ông ấy vào làm thơ trong những giờ học.

Và cha của Shakespeare thì đang làm một nghề, ông ấy làm ở một cái gì đó ở trường học. Điều tôi muốn nói là, ông đã có một khoảng thời gian rất tuyệt vời, và ông đã có thể mang các cơ hội tốt đến với ông ấy.

Tôi thấy đây là một điểm rất quan trọng. Ông đã có thể làm thơ, ông đã có thể vẽ một cái gì đó và chúng ta đều không nghĩ đến ông ấy lúc 7 tuổi.

Như một phần của giáo dục, chúng ta đang giáo dục trẻ em không cần phải sáng tạo. Tôi nghĩ khi nghĩ về vấn đề sáng tạo và cách mà giáo dục giúp trẻ em sáng tạo ra điều gì đó mới, tôi nghĩ có một số câu hỏi cực kỳ quan trọng về cách mà giáo dục của chúng ta có thể có những tác động tích cực hơn nhiều. Chúng ta cần phải giúp trẻ em sáng tạo từ khi còn nhỏ cho đến khi trưởng thành và những điều này phải được làm theo cách mà chúng ta không nghĩ đến nó. Đó là, thay vì chỉ nói với bọn trẻ, “Bạn không thể làm điều đó” hoặc “Bạn phải theo hướng này.”

Tôi nghĩ rất nhiều người trong số quý vị có thể đã tìm thấy một con đường cho riêng mình, và một số điều bạn tìm thấy chính là bạn đã phải làm theo sự sáng tạo của chính mình. Và tôi nghĩ điều đó rất tốt, nhưng tôi nghĩ chúng ta cần phải giúp đỡ những đứa trẻ. Chúng ta cần phải nhìn thấy sự sáng tạo của chúng như một phần rất lớn trong giáo dục của chúng ta. Đó là một phần rất lớn và chúng ta không làm điều đó.

Cảm ơn quý vị đã lắng nghe.

Ken Robinson

Sir Ken Robinson PhD.

Sir Ken Robinson là một tác giả người Anh, diễn giả và cố vấn quốc tế về giáo dục nghệ thuật cho các cơ quan chính phủ, phi lợi nhuận, giáo dục và nghệ thuật. Ông là giám đốc của Dự án Nghệ thuật trong Trường học và Giáo sư Giáo dục Nghệ thuật tại Đại học Warwick, và Giáo sư Danh dự sau khi rời trường đại học.

Website: https://www.sirkenrobinson.com

Share This