26 thg 4, 2016

Chủ đề: Sáng tạo

Views: 10 Tr | Like: 255 N

Description:

Những người sáng tạo nghĩ ra những ý tưởng tuyệt vời như thế nào? Nhà tâm lý học tổ chức Adam Grant nghiên cứu “người sáng tạo”: những người suy nghĩ ra những ý tưởng mới và hành động để đưa chúng vào thế giới. Trong bài nói chuyện này, hãy tìm hiểu ba thói quen bất ngờ của người sáng tạo — bao gồm cả việc chấp nhận thất bại. Grant nói rằng “Những người sáng tạo vĩ đại nhất là những người thất bại nhiều nhất, vì họ là những người cố gắng nhiều nhất”. “Bạn cần rất nhiều ý tưởng tồi để có được một vài ý tưởng hay”. Adam dẫn chương trình podcast TED Audio Collective WorkLife with Adam Grant – một chương trình đưa bạn vào thế giới nội tâm của một số chuyên gia khác thường nhất thế giới để khám phá chìa khóa cho cuộc sống làm việc tốt đẹp hơn. Nghe WorkLife with Adam Grant bất cứ nơi nào bạn nhận được podcast của mình.

Transcrip:

7 năm trước, một sinh viên đến nhờ tôi đầu tư vào công ty của cậu ấy. Cậu nói, “Em đang làm việc với ba người bạn, và tụi em định bán hàng qua mạng.” Tôi nói, “OK, các cậu đã dành toàn bộ mùa hè cho dự án này nhỉ?” “Không, tụi em đều đi thực tập phòng khi nó không thành công.” “Nhưng mấy cậu sẽ dành toàn bộ thời gian một khi tốt nghiệp nhỉ?” “Không hẳn. Tụi em có công việc dự phòng rồi ạ.”

Sáu tháng sau, 1 ngày trước khi công ty thành lập, và trang web vẫn chưa hoạt động. “Các cậu có nhận thức rằng cả công ty chỉ là 1 cái website không? Nó chỉ có thế.” Đương nhiên là tôi từ chối đầu tư. Và họ quyết định đặt tên công ty là Warby Parker. (Tiếng cười) Họ bán kính trên mạng. Và gần đây nó được công nhận là công ty sáng tạo nhất thế giới và trị giá hơn 1 tỷ Đô-la.

Còn bây giờ? Vợ tôi quản lý việc đầu tư của chúng tôi. Tại sao tôi lại sai lầm đến thế? Để tìm ra nguyên nhân, tôi đã nghiên cứu những người tôi gọi là “độc đáo.” Họ không đi theo hướng truyền thống, đó là những con người không chỉ có ý tưởng mới mà còn hành động để đạt được chúng. Họ là những con người dám nói và làm. Người độc đáo dùng sự sáng tạo để thay đổi thế giới. Họ là người bạn sẽ muốn đặt cược vào. Và trông họ khác xa những gì tôi tưởng tượng.

Hôm nay, tôi muốn chỉ cho các bạn 3 điều tôi học được để nhận biết những con người lập dị đó và để trở nên giống họ một chút. Lý do đầu tiên tôi bỏ qua Warby Parker là vì họ khởi nghiệp rất chậm. Bây giờ, các bạn đều cảm thấy quen thuộc với một bộ não trì hoãn. Tôi muốn thú nhận là tôi thì ngược lại. Tôi là một precrastinator (người vội vã). Vâng, có từ đó đấy. Bạn có biết cái sự khủng hoảng trước deadline vài tiếng không khi mà mọi việc chưa đâu vào đâu cả. Tôi cảm nhận được điều đó cả tháng trước hạn chót. (Tiếng cười) Nó đã như vậy từ khi tôi còn nhỏ, tôi chơi game của Nintendo rất nghiêm túc. Thức dậy lúc 5 giờ sáng, bắt đầu chơi không nghỉ đến khi thắng mới thôi. Cuối cùng, mọi việc vượt quá tầm kiểm soát và một tờ báo địa phương đến và viết một câu chuyện về mặt tối của Nintendo, với sự tham gia của tôi. (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Kể từ đó, tôi thay đổi đến nỗi hói luôn. (Tiếng cười)

Nhưng khi vào đại học thì việc này hóa ra lại tốt cho tôi, vì tôi hoàn thành luận văn 4 tháng trước hạn chót. Và tôi tự hào vì điều đó, cho đến vài năm trước. Tôi có một sinh viên tên Jihae đến và hỏi, “Em có những ý tưởng sáng tạo nhất khi em trì hoãn.” Và tôi thì, “Dễ thương đấy, vậy còn 4 tờ giấy em nợ tôi đâu?” (Tiếng cười) Không. Cô ấy là một sinh viên rất sáng tạo và với tư cách là một nhà tâm lý học tổ chức, tôi muốn kiểm tra ý tưởng này. Vậy nên tôi yêu cầu cô ấy lấy vài dữ liệu. Cô vào hàng đống công ty và khảo sát mọi người xem họ có thường trì hoãn không. Rồi nhờ sếp họ đánh giá về mức độ sáng tạo. Và tất nhiên, những người vội vã như tôi vội vàng và làm mọi việc nhanh chóng bị đánh giá là kém sáng tạo hơn những người trì hoãn cỡ trung bình. Ròi tôi muốn biết đối với những người trì hoãn lâu dài thì sao. Và cô ấy thì, “Em không biết. Họ không điền vào giấy của em.” (Tiếng cười) Không, đây là kết quả của chúng ta. Bạn có thể thấy những người chần chừ đến phút cuối và quá bận rộn trốn tránh nhiệm vụ nên không có ý tưởng mới. Và ngược lại, những người vội vàng lại vì lo lắng đến phát điên lên mà cũng không nghĩ ra được đìều gì mới mẻ.

Có một điểm đặc biệt mà những người độc đáo nằm ở đó. Tại sao lại như vậy? Có thể vì những người lập dị đơn giản là có thói quen xấu. Hoặc có thể trì hoãn không sinh ra sáng tạo. Đề tìm hiểu, chúng tôi thiết kế một vài thử nghiệm. Chúng tôi yêu cầu mọi người đề ra ý tưởng kinh doanh, và sau đó chúng tôi để người khác đánh giá xem chúng sáng tạo và hữu dụng thế nào. Và một số người được yêu cầu thực hiện công việc luôn. Số khác chúng tôi chọn ngẫu nhiên và yêu cầu trì hoãn bằng cho họ chơi trò Dò mìn khoảng 5, 10 phút. Và như dự đoán, những người trì hoãn ở mức trung bình sáng tạo hơn khoảng 16% so với hai nhóm còn lại. Dò mìn tuyệt đấy, nhưng nó không phải là nhân tố chính, vì nếu bạn chơi game trước khi biết về nhiệm vụ, nó không làm tăng tính sáng tạo. Chỉ khi được thông báo rằng bạn phải giải quyết vấn đề này, rồi bạn mới bắt đầu trì hoãn, thì vấn đề đó vẫn nằm trong đầu bạn, và bạn bắt đầu ấp ủ những ý tưởng. Sự trì hoãn cho bạn thời gian để xem xét những ý tưởng, nghĩ theo một hướng khác và có những bước nhảy vọt không tưởng.

Khi chúng tôi hoàn thành những thử nghiệm này, và tôi dự định viết một quyển sách về người độc đáo, tôi nghĩ, ‘Có lẽ đây chính là lúc để mình dạy bản thân cách trì hoãn, trong khi viết một chương về sự trì hoãn,” Thế là tôi bắt đầu và như bất cứ một precrastinator nào khác, tôi dậy sớm vào sáng hôm sau và lập một danh sách với những bước để trở nên trì hoãn. (Tiếng cười) Và rồi tôi làm việc một cách siêng năng hướng về mục tiêu sẽ không tiến triển như kế hoạch đã đề ra. Tôi bắt đầu viết chương về sự trì hoãn, và một ngày, khi tôi được nửa đường, tôi bỏ dở những gì đang viết hàng tháng trời. Thật đau khổ. Nhưng khi quay lại, tôi có hàng tá ý tưởng mới. Như Aaron Sorkin đã nói, “Bạn gọi nó là trì hoãn, tôi gọi nó là suy nghĩ,” Tôi cũng tìm hiểu được có rất nhiều những người sáng tạo trong lịch sử hay trì hoãn. Lấy Leonardo da Vinci làm ví dụ. Ông ấy vẽ tới vẽ lui suốt 16 năm bức Mona Lisa. Ông ấy thấy như kẻ thất bại. Ông đã viết nhiều trong nhật kí. Nhưng sự đa dạng trong cách ông chuyển góc nhìn đã thay đổi cái cách ông chỉnh ánh sáng và khiến ông thành một họa sĩ tài năng. Vậy còn Martin Luther King, Jr? Đêm trước bài phát biểu quan trọng nhất đời ông, vào tháng 3 ở Washington, ông ta thức đến 3 giờ sáng, viết lại. Đứng trong cánh gà đợi đến lượt lên sân khấu, ông ấy vẫn ghi chú và gạch bỏ. Khi lên bục, trong 11 phút, ông bỏ hết mọi thứ đã chuẩn bị để hô lên chỉ 5 từ mà đã thay đổi cả một dòng lịch sử ” Tôi có một ước mơ.” Câu đó không có trong bản thảo. Bằng cách trì hoãn việc hoàn thành bài phát biểu đến tận phút cuối, ông ấy đã để bản thân tiếp nhận một lượng lớn ý tưởng. Và vì đoạn văn không bị đóng khung, ông ấy có quyền được cải thiện nó. Trì hoãn có thể không hoàn hảo khi xét về năng suất, nhưng đó là một nhân tố của sự sáng tạo.

Những gì bạn thấy ở người độc đáo là họ bắt đầu nhanh nhưng kết thúc chậm. Và đây là thứ tôi đã bỏ lỡ ở Warby Parker. Khi họ chần chừ suốt 6 tháng, tôi nhìn và bảo, “Này, nhiều công ty đang bắt đầu bán kính qua mạng rồi đấy.” Họ bỏ lỡ cơ hội của kẻ nhanh chân. Nhưng cái tôi không nhận ra là họ dành tất cả thời gian đó tìm cách để làm mọi người cảm thấy an tâm khi đặt kính qua mạng. Và hóa ra thuận lợi của kẻ nhanh chân chỉ là truyền thuyết. Nhìn vào nghiên cứu kinh điển về 50 thành phần sản xuất, so sánh những kẻ nhanh chân tạo ra thị trường với những công ty đi sau giới thiệu các sản phẩm khác và tốt hơn. Bạn có thể thấy là những công ty khởi đầu có tỉ lệ thất bại là 47%, con số đó chỉ là 8% đối với những người đi sau. Nhìn vào Facebook, chờ đợi để xây dựng mạng xã hội sau Myspace và Friendster. Nhìn vào Google, đợi hàng năm sau Altavista và Yahoo. Nâng cấp ý tưởng của người khác thì

hiệu quả hơn nhiều so với khởi đầu từ con số 0.

Điều thứ hai tôi muốn nói đến là cách kết thúc một dự án. Đôi khi những người độc đáo có những cách kết thúc có thể gây sốc. Những con người này có thể là những kẻ lạc quan, nhưng trong khi những người kém sáng tạo nhanh chóng kết thúc, họ không biết khi nào nên dừng lại. Chúng tôi nghiên cứu và phát hiện ra sự tạm dừng luôn làm tăng sáng tạo. Những người tự cảm thấy làm việc dưới áp lực thường có những lúc chần chừ nhiều hơn, và không hoàn tất công việc sớm hơn. Nghiên cứu cho thấy việc dừng lại và hồi phục sức lực có thể giúp bạn đạt được những điểm số tốt hơn. Đó là lý do mà bạn không bao giờ làm việc xả hơi và việc đi ngủ sớm giúp bạn sáng tạo hơn. Một nghiên cứu cho thấy, những người ngủ 8 tiếng, cho dù có mơ hay không mơ đều có được điểm sáng tạo cao hơn.

Và cuối cùng, cách bạn phản ứng với những lời chỉ trích sẽ giúp bạn sáng tạo. Sự phản hồi là điều cần thiết trong công việc. Thời điểm tôi bắt đầu đi làm tại công ty đầu tiên, tôi làm việc với 1 nhóm 20 người. Tôi không bao giờ bỏ ra thời gian để nghe ý kiến của họ. Lúc đó tôi là một kẻ kiêu ngạo, và những người khác khiển trách thì tôi cũng chẳng nghe. Mãi về sau, tôi nhận ra rằng một số người có thể cho bạn những phản hồi đáng giá mà bạn cần phải lắng nghe. Tôi rất ngưỡng mộ những con người can đảm, đặc biệt là những con người không bỏ qua phản hồi và luôn thẳng thắn chia sẻ điều đó cho bạn. Một vài người trong nhóm của bạn có thể từ chối, nhưng khi nhận được phản hồi từ những người bạn yêu quý, bạn cần phải học cách cải thiện những gì mình đã tạo ra. Bạn phải học cách làm cho nó tốt hơn nữa. Lấy Stephen King làm ví dụ. Ông ấy đã viết sách dài 200 trang trong 6 tháng. Rồi ông ấy đưa nó cho vợ đọc. Bà ấy bắt đầu đọc và sau đó nói, “Tôi không thích cái kết.” Đôi khi bà ấy chỉ ra chỗ sai và Stephen đã sửa những lỗi đó. Bà ấy là người duy nhất có thể cho Stephen phản hồi khách quan, giúp ông ấy làm cho cuốn sách tốt hơn. Bởi vì Stephen tin rằng những phản hồi có giá trị. Ông ấy chấp nhận và học hỏi từ đó. Bạn cần có những người có thể cho bạn sự phản hồi thẳng thắn và mạnh mẽ. Đó là lý do tại sao bạn nên xây dựng mạng lưới phản hồi. Một mạng lưới từ bạn bè và đồng nghiệp, những người có thể cho bạn lời khuyên và chỉ trích để bạn có thể cải thiện ý tưởng của mình.

Vậy nên ba điều mà bạn cần làm để trở thành người độc đáo là: 1) Hãy chần chừ và để cho sự sáng tạo của bạn nảy nở, 2) Kết thúc các dự án từ từ và hồi phục năng lượng, và 3) Chấp nhận phản hồi và cải thiện. Một cách nào đó, mọi người sẽ thấy bạn là người sáng tạo, và bạn sẽ giúp thế giới trở nên thú vị hơn.

Cảm ơn các bạn rất nhiều!

tim urban

Tiến sĩ Adam Grant

Tiến sĩ Adam Grant là giáo sư tâm lý học tổ chức tại Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania, tác giả bán chạy nhất của năm cuốn sách và là người dẫn chương trình của hai chương trình podcast nổi tiếng.

Share This