“Hạnh phúc là cảm giác quyền lực tăng lên – Khi sự phản kháng được khuất phục“ – Friedrich Nietzsche
Đây đều là những gì bạn đã gặp trong đời sống. Trong phần 2 này, tôi sẽ cung cấp cho bạn sự rõ ràng về quyền lực và hạnh phúc. Việc của bạn là chọn con đường gây dựng quyền lực phù hợp với bản thân mình.
Quyền lực là gì?
(Quyền lực thứ 4 là hạnh phúc tuyệt đối)
1. Trò chơi địa vị
Đây là hình thức tranh giành thắng thua, về cơ bản nếu bạn đang ở vị trí số 3, muốn lên vị trí số 2 thì người số 2 phải xuống. Bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy vui mừng, hạnh phúc nhưng đồng thời cũng luôn bị áp lực vì có thể bị cho xuống bất cứ lúc nào (đây là trạng thái bất hạnh phải không?).
Đó là lý do tại sao Naval Ravikant khuyên chúng ta nên tránh xa chơi trò chơi địa vị.
Tôi sẽ tránh xa nó.
2. Quyền lực lưỡng cực
Gây dựng hình ảnh người thành công là một ví dụ.
Nó tác động vào lòng tham, sân, si của con người. Từ đó, gây dựng lòng ngưỡng mộ và tác động khiến người khác làm theo mong muốn của bạn. Tuy nhiên, nó là con dao hai lưỡi.
Nếu người khác đạt được kết quả, thì họ càng ngưỡng mộ hơn. Bạn có được cảm giác hạnh phúc khi tạo tầm ảnh hưởng tích cực lên họ.
Nhưng nếu người khác không đạt được kết quả thì bạn sẽ gây ra sự thất vọng và hạnh phúc của bạn cũng tiêu tan.
Bạn luôn ở trong 2 trạng thái hạnh phúc và bất hạnh nên tôi gọi nó là lưỡng cực.
Lưu ý: Một lần nữa, tôi không phán xét quyền lực này. Nó có thể giúp bạn đi nhanh hơn, nhưng lại ẩn chứa nguy cơ nếu bạn không đủ năng lực kiểm soát nó. Phải rất cẩn thận và tìm cách giảm thiểu thiệt hại cho bản thân và người khác. Trong các nội dung kinh doanh, hãy loại bỏ bằng cách “sản phẩm này không phù hợp với những người sau…”.
3. Quyền lực song cực
Đó là cách bạn tạo quyền lực bằng cách giúp đỡ người khác, mang lại lợi ích cho người khác. Trong bài viết Nghệ thuật thuyết phục mà không dùng quyền lực (thống trị). Tôi đã gây dựng quyền lực lên vợ mình bằng cách giúp đỡ cô ấy, mang lại lợi ích cho cô ấy.
Khi bạn yêu thương người khác bạn đã tạo sự ảnh hưởng tích cực lên họ, ngược lại họ yêu thương bạn thì họ cũng tạo quyền lực tích cực lên bạn.
Đó là trò chơi quyền lực tổng dương (+).
Chúng ta cùng tạo dựng quyền lực lên nhau, cùng mang lại hạnh phúc cho nhau.
Đây là loại quyền lực tuyệt vời nhất khi bạn áp dụng lên công việc hoặc hoạt động kinh doanh của mình. Tuy hướng đi này chậm, nhưng nó lại rất an toàn cho cả bạn và người khác. Bạn sẽ gây dựng quyền lực dần dần theo lãi suất kép (cấp số nhân).
4. Quyền lực tuyệt đối
Hạnh phúc tuyệt đối.
Hạnh phúc đích thực.
Trong phần 1, tôi có lấy ví dụ về những vận động viên điền kinh nói riêng (thể thao nói chung), các vị tu như thầy Minh Tuệ. Trong phần này, tôi sẽ phân tích và giúp bạn nhìn nhận được phương pháp đạt được hạnh phúc tuyệt đối này.
Lúc này, bạn không tạo quyền lực lên người khác nữa. Bạn tạo quyền lực trên chính bản thân mình.
Chính mình là ai?
- Tâm trí của bạn
- Cơ thể của bạn
Đối với những người chạy bộ, sự phản kháng của cơ thể là đau nhức, mệt mỏi; sự phản kháng của tâm trí là chán nản (không vui như đá bóng). Nhưng khi bạn vượt qua được 2 sự phản kháng này, bạn có cảm giác hạnh phúc ngập tràn.
Đó là lý do tại sao phong trào chạy bộ lại phổ biến như hiện tại, nhưng hầu như mọi người không giải thích được tại sao.
Nếu bạn đang chạy bộ, hãy để lại bình luận cho tôi và mọi người biết, đây có phải là trải nghiệm bạn đã trải qua không?
Trong kinh doanh, sự phản kháng diễn ra mãnh liệt hơn. Bạn sẽ nhận được sự phản kháng mãnh liệt của tâm trí. Tôi đã trình bày rõ trong bài viết trước: Kinh doanh khởi nghiệp là lối dẫn vào thế giới tâm linh (hãy đọc nó để hiểu thêm).
Và đó cũng chính là lý do tại sao các doanh nhân lại hay chạy bộ :))) Đó là họ đang gây dựng quyền lực lên chính tâm trí mình bằng trò chơi kinh doanh, và lên cơ thể bằng cách chạy bộ để đạt hạnh phúc.
GYM, Yoga cũng là hai hình thức tuyệt vời có tác dụng tương tự như chạy bộ. Các huấn luyện viên (coach) kinh doanh, thiền, yoga, chạy bộ, gym,… đang làm một công việc hết sức ý nghĩa, nhưng đôi khi họ không nhận ra vai trò quan trọng của mình.
Đối với các nhà tu hành, đó là một phương pháp truy tìm hạnh phúc tuyệt đối.
Tôi sẽ lấy sư Minh Tuệ làm ví dụ.
Thầy đi bộ, ngủ ngồi, ngày ăn một bữa là để chống lại sự phản kháng của cơ thể. Thầy ngồi thiền là phương pháp làm chủ của tâm trí. Nhưng thầy không trốn trong rừng, thầy bắt đầu tiếp xúc với dân chúng. Khi bị ai đó mắng chửi, tâm trí sân si bị kích hoạt. Khi được người khác đảnh lễ, tâm trí ngạo mạn kích hoạt. Đó là lúc tâm trí bắt đầu hoạt động, thầy có cơ hội tóm lấy nó, thuần hóa nó. Ok, mày cứ phản kháng đi, tao sẽ khiến mày phải khuất phục.
Cứ năm này qua năm khác, sự kháng cự của tâm trí mất dần, hạnh phúc dần tăng lên. Và khi sự kháng cự của tâm trí và cơ thể bị khuất phục một cách tuyệt đối, Thầy trở thành Phật, giác ngộ và đạt trạng thái đại niết bàn (hạnh phúc tuyệt đối).
Này, tôi đã chỉ cho bạn một sự RÕ RÀNG về phương pháp có được hạnh phúc qua con đường gây dựng quyền lực. Bây giờ, bạn cần chọn một phương pháp phù hợp với chính mình.
Nếu bạn lựa chọn đi tu như thầy Minh Tuệ, tôi không đủ khả năng giúp bạn. Nhưng nếu bạn chọn con đường gây dựng sự nghiệp, đặc biệt là kinh doanh thì hãy tiếp tục đọc 4 phần tiếp theo.
Trở thành tu sĩ giàu có.
[Phần tiếp theo 3/6]: Bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh mà không đánh mất sự bình yên
Bài viết rất sâu sắc … cảm ơn bạn đã chia xẻ nó
Tôi nghĩ tương lai bạn có thể tạo ra 1 quyển sách hay dành cho mọi người .
Tôi ít khi khen ai … những người tôi khen thường sẽ có những phẩm chất đặc biệt
Đó cũng là lý do người biết đủ thì sẽ sớm hạnh phúc hơn người tham vọng lớn. Vì biết đủ thì sẽ không tự tìm kiếm các thách thức, khó khăn (sự phản kháng). Nhưng ngược lại, biết đủ sớm quá, biết đủ lâu quá mà không tìm kiếm một sự phản kháng nào đó để chinh phục thì lại rơi vào trạng thái trống rỗng, ko hạnh phúc.
anh nói phản ánh đúng thực tại, người áp lực quá và người nhàn nhã quá đều rơi vào trạng thái trầm cảm
tóm lại cứ là phát triển mỗi ngày, thường xuyên đặt ra mục tiêu vừa sức, dù là trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều giúp chúng ta cảm nhận hạnh phúc hơn nhỉ
Wow, hay quá bạn
Cho em hỏi mục số 4, có phải là kích động cảm xúc lên cực điểm, bộc lộ hết các trạng thái ra ngoài rồi sau đó mới “ nắm” nó lại không ạ? Bởi vì mình không tu hành nên không thể nào không có sân si, ít hoặc nhiều, có khi có hoặc có khi là không, vậy nên mục tiêu là tìm điểm cân bằng phải không ạ?
người tu hành và người thường đều có sân si như nhau chị à. Nhiều trường hợp người thường ít sân si hơn người tu hành. Trừ khi mình tu dưỡng đạt cảnh giới như Đức Phật thì tình yêu thương mới trọn vẹn, viên mãn, mới hết sân si. Còn người tu hành có phương pháp tu nên sẽ đi nhanh hơn người thường.
vâng , em cám ơn ạ
Cảm ơn anh đã chia sẻ, đọc bài viết của anh rất dễ chịu, mạch lạc, rõ ràng và khai thác những điểm nhìn rất hay ạ.