Làm gì khi bị chỉ trích trên mạng xã hội

Th9 21, 2024 | 0 Lời bình

Duc Thong Do

@ducthongdo – Viết về kinh doanh một người, tâm linh và cuộc sống. Viết về viết.

Điều khó nhất là đăng bài viết đầu tiên lên mạng.

Điều khó thứ 2 là dám bộc lộ suy nghĩ độc đáo của mình.

Điều khó thứ 3 là đón nhận chỉ trích như một điều hiển nhiên.

Điều khó thứ 4…

Nếu chỉ vì sợ sự đánh giá của người khác, bạn sẽ trở nên mờ nhạt và chìm nghỉm khi xuất hiện trên thế giới này. Hãy thử nghĩ xem, bạn còn bao nhiêu sinh nhật nữa (50-60 cái nhỉ) để quá bận tâm vào những lời nói nhỏ mọn của người khác mà đánh mất giấc mơ hằng ấp ủ?

Phải không?

Như nhà văn Robert Greene có nói:

Tôi không phải là kẻ giáo điều theo kiểu: mình phải tha thứ, mình phải vị tha và rộng lượng. Không có vị tha vị thiếc gì hết, tôi combat luôn (dùng cả lý trí lẫn cảm xúc). Nhưng sau bài viết viral kèm theo cơn bão lời chỉ trích thậm tệ, tôi nhận thấy mình không còn quá bận tâm với chúng nữa.

Tôi nhận ra phương pháp mà mình đã sử dụng đã có hiệu quả. Phương pháp này được nghiên cứu, rèn luyện dựa trên kết hợp giữa khoa học tâm lý và tâm linh.

Hãy áp dụng, nếu bạn cũng rơi vào tình trạng tương tự:

1. Phải sống thật với chính mình

Không được cố gắng tỏ ra như một vị thánh.

Bạn phải rất cẩn thận với những lời khuyên giáo điều đạo lý như “mình là người tử tế, sống là phải tử tế”, “mình là người tốt”.

Nếu bạn và tôi chưa đạt đến cảnh giới như Đức Phật hoặc Chúa Jesus thì chúng ta không phải người tốt hoàn toàn. Trong con người chúng ta vẫn có cái tốt (thiên thần, phật tánh) và cái xấu (ác quỷ) tồn tại song song.

Khi những người cố tỏ ra giáo điều, họ đang phủ nhận cái xấu của mình. Họ đang đẩy nó vào vô thức, khi càng đẩy vào sâu, nó sẽ gầm thét để lẻn ra ngoài bằng cách chỉ trích, phán xét người khác hoặc vô cớ nổi giận (mà chính họ cũng không nhận thức được việc mà mình làm).

Trong trường hợp này, nếu bạn nhịn những lời chỉ trích trên mạng mà không phản hồi lại, nó sẽ quay vào bên trong, tàn phá bạn bằng những cảm xúc ức chế. Điều tồi tệ hơn nữa là bạn bộc phát nó ra với những người thân yêu của mình.

Nhưng Thông ơi, nhưng tại sao các sư thầy vẫn luôn dạy phải tử tế và vị tha?

Vâng, các thầy dạy rất đúng. Nhưng mọi người chỉ học được phần giáo điều (dạy bằng lời nói), chứ không học được toàn bộ từ các thầy.

Nghĩa là sao nhỉ?

Như thầy Thích Minh Tuệ từng nói: “muốn thiền được thì phải giữ giới”. Chúng ta chủ yếu học được phần giáo điều (học qua lời nói), chứ không học được giáo thị (học bằng cách quan sát), giáo hành (học qua hành động).

Nếu những điều chúng ta học được áp dụng một cách máy móc, thiếu sáng tạo vào đời sống của mình thì quả thực là nguy hiểm. Trong bài trước tôi có nói về từ “vị trí” – hãy nhớ lấy nó, nó cực kỳ quan trọng, và áp dụng trong mọi lĩnh vực đời sống.

Rối quá, vậy phải làm thế nào?

Như nhà tâm lý học Carl Jung từng nói: “Bạn phải ôm lấy cái bóng của chính mình”. Cái bóng đại diện cho những mặt mà xã hội cho là xấu như tức giận, tham lam, ngạo mạn,… Bạn cần hòa cái bóng với thiên thần (sự tử tế) trong bạn. Để bạn phản kháng và hạ đo bán đối thủ nhưng vẫn giữ được phong thái bình tĩnh, thản nhiên.

(Đây là bài viết tôi nói về việc các trường đại học đang dần trở nên lỗi thời, thì có nhiều người nhảy vào phản bác – tôi đoán là do tôi đang phá vỡ niềm kiêu hãnh về cái bằng đại học của họ)

Giống như Abraham Lincoln, ông khóc khi động vật bị chết, ông thương những người dân khốn khổ. Nhưng ông khiến đối thủ tơi tả trên sàn đấu boxing, và chẳng ngán đối thủ nào trong các cuộc tranh cử chính trị.

Hãy như nước, bạn sẽ là cái ấm khi đựng trong ấm, là cái chum khi được đổ vào chum. Hay trong Phật giáo có một khái niệm là “tính không”. Nghĩa là bạn KHÔNG là gì khi đứng một mình. Bạn sẽ là gì khi đứng với ai đó, trong không gian đó, hoàn cảnh đó.

Nếu bạn bó hẹp mình trong khuôn khổ giáo điều, một con người cố định – nghĩa là bạn đã chết.

Ngược lại, khi bạn chấp nhận bóng tối của chính mình, bạn sẽ biết cách chuyển hóa nó và dần dần trở thành người tốt thực sự (giác ngộ).

2. Bạn cần có một tấm gương để dựa vào

Hai người mà tôi ngưỡng mộ là Đức Chúa Jesus và Đức Phật vẫn bị phán xét, chỉ trích (bạn sẽ thấy được qua các bộ phim tài liệu), thì một con người nhỏ bé như tôi sao mà không bị phán xét được. Các ngài nếu cứ sợ những lời phán xét, chỉ trích thì làm sao thay đổi được thế giới, và khiến nó trở nên tốt đẹp.

Hoặc nếu bạn yêu mến Đen Vâu hoặc Sơn Tùng MTP, hãy nhìn vào hành trình của anh ấy: “Muốn ngồi ở một vị trí không ai ngồi được thì phải chịu cảm giác không ai chịu được”.

Khi nghĩ đến điều đó, bạn sẽ được truyền thêm sức mạnh từ họ.

3. Bạn cần hiểu rằng đó là vấn đề của họ, chứ không phải bạn – dưới góc độ tâm lý

“Mọi thứ khiến chúng ta khó chịu về người khác có thể dẫn chúng ta đến sự hiểu biết về chính mình.” ― Carl Gustav Jung

Nhưng tôi muốn lật ngược câu nói này.

“Mọi thứ khiến họ khó chịu về bạn có thể dẫn đến sự hiểu biết về chính họ”.

Nghĩa là, họ khó chịu với những lời bạn nói phản ánh một tâm trí thiếu cởi mở, để đón nhận những điều mới. Nó phản ánh nỗi đau mà họ đang giấu kín trong tiềm thức. Họ đang ức chế về sếp (nhưng không dám bật), từ gia đình (nhưng không thể giải quyết), bạn bè (bị so sánh, phán xét) nhưng không có chỗ nào để xả bỏ. Họ sẽ trút giận lên bạn.

Thực ra, họ đáng thương hơn đáng trách.

4. Khôn ngoan trong việc tiếp nhận lời khen

Khẳng định lời khen là dành cho “công việc của bạn” đang làm chứ “không phải bạn”. Đó là cách bạn không gắn những lời khen lên bản thân mình, không khiến cái “Tôi” của bạn bị thổi phồng quá mức. Và khi gặp lời chê bai chỉ trích, bạn sẽ không bị sốc nhiệt vì đang ngồi trong điều hòa bị sếp sai ra phơi nắng. Bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn.

Khoan đã: điều này KHÔNG có nghĩa là em không thích khen đâu nhá, nên quý vị đừng tiết kiệm. Em vẫn là con người với tham, sân, si đủ cả. Nên khen vào nhiêu là em nhận bấy nhiêu.

Để kể cho bạn câu chuyện hôm nay, tôi đã phải thử nghiệm nhiều phương pháp. Tôi cũng đã từng mắc vào đạo lý giáo điều, rồi nhận ra nó thật vớ vẩn. Thử thật nhiều cho đế khi tìm ra phương pháp phù hợp. Kể cả thời điểm này trở đi, tôi vẫn thường xuyên luyện tập mà không chủ quan buông lỏng.

Vậy nên, đây sẽ là lối tắt giúp bạn đạt được tâm thản nhiên trước những lời phán xét, chỉ trích của người khác.

Hãy bắt tay vào thử nghiệm nhé!

Nhân tiện, tôi có chia sẻ khuôn khổ viết tác động mà tôi dùng để tạo ra các bài viết của mình. Trước tiên, hãy viết để “tác động” thay đổi chính bạn, sau đó viết để “tác động thế giới” trở nên tốt đẹp hơn.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian quý báu và sự chú ý của mình để lắng nghe tôi nói – tôi rất biết ơn vì điều đó.

Chúc bạn viết vui vẻ và đừng bận tâm vào phán xét từ người khác!

Khung viết nội dung tác động

Bạn cho thể dùng nó để xây dựng thương hiệu (có chiều sâu) hoặc thu hút khách hàng đến với tác phẩm của bạn

    Tôi ghét spam, và tôi không bao giờ làm điều đó với bạn

    0 0 đánh giá
    Article Rating
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest

    0 Comments
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Share This