#040 – Tứ Kỷ Đồ – Góc nhìn mới về kỷ luật

Th10 12, 2024 | 18 Lời bình

Duc Thong Do

@ducthongdo – Viết về kinh doanh một người, tâm linh và cuộc sống. Viết về viết.

Tôi là người thiếu kỷ luật.

Thường xuyên rơi vào tình trạng cả thèm chóng chán.

Để cải thiện, tôi đã xem và áp dụng hàng chục phương pháp khác nhau. Phù… Nhưng được mấy ngày, rồi đâu lại vào đó. Tất cả đều không hiệu quả cho đến khi tôi hiểu được 4 góc độ của kỷ luật và tôi gọi nó là Tứ Kỷ Đồ.

Với Tứ kỷ đồ, bạn sẽ nhận thấy bạn không phải là người thiếu kỷ luật, chỉ là bạn chưa tìm ra phương pháp phù hợp với cá nhân mình mà thôi.

Sau đây, sẽ là 4 cấp độ của kỷ luật, cùng các ví dụ dựa trên trải nghiệm của cá nhân tôi. Hãy chiếm lấy một cái mà bạn thích nhất.

1. Kỷ luật dựa trên luật lệ

Đó là loại kỷ luật giống như quân đội và trường học. Dù bạn thích hay không thì bạn vẫn phải làm, nếu không làm theo thì sẽ có những hình phạt thích đáng lên cơ thể hoặc tâm lý.

2. Kỷ luật dựa trên văn hóa

Đây là kiểu kỷ luật do ảnh hưởng của tập thể lên bạn.

Ở quy mô nhỏ là nhóm hoặc các công ty. Khi bạn vào làm việc tại một tập thể có văn hóa kỷ luật cao, nó thôi thúc bạn phải tuân theo về cả mặt ý thức và vô thức. Nếu làm trái lại văn hóa, bạn sẽ rơi vào tình trạng lạc lõng, xấu hổ và bị loại bỏ khỏi cộng đồng.

Ở quy mô lớn hơn là đất nước. Giả sử bạn sang Nhật làm việc, lâu ngày sẽ học được phong cách sống kỷ luật của người Nhật – đó là một lối sống đẹp.

Nhược điểm là bạn sẽ dễ dàng mất đi tính kỷ luật sau một thời gian rời khỏi cộng đồng.

3. Kỷ luật dựa trên cơ chế sinh học

Đó là loại kỷ luật nhờ tác động tích cực lên cơ thể vật lý.

Loại kỷ luật này xảy ra đối với những người thường xuyên chơi các môn thể thao như chạy, đi bộ, cầu lông, bóng đá, gym, yoga,…

Ban đầu mới luyện tập sẽ là cảm giác chán nản, uể oảy, nhưng khi bạn đã vượt qua được những kháng cự tiêu cực đó thì các chất hóa học (trong đó có dopamine) tiết ra khiến bạn cảm thấy hưng phấn và hạnh phúc. Vì thế, bạn sẽ cảm thấy bứt rứt chân tay nếu một ngày bạn không được tập luyện.

Phải không các huấn luyện viên thể thao?

Hãy cho tôi biết ý kiến của bạn!

Loại kỷ luật này cực kỳ tốt, nhưng hãy tranh thủ khi còn trẻ. Bởi vì, khi về già, rất hiếm người giữ được phong độ khi cơ thể sinh học bắt đầu suy yếu.

4. Kỷ luật dựa trên tâm trí

Tâm – tôi muốn nói ở đây là tâm yêu thương (bao gồm cả vị kỷ và vị tha).

Tôi có thằng bạn, ngủ muộn dậy sớm để học bài là cả một thách thức với nó. Nhưng có một thời điểm nó khiến tôi phải há hốc mồm, sáng nào hắn cũng dậy sớm làm bánh rồi đạp xe khoảng chục km để đón người yêu, hai đứa ngồi ăn bánh với nhau rồi đi học.

Đức Phật, ngài đã từ bỏ vinh hoa phú quý để đi tìm đường thoát khổ và phổ độ chúng sinh. Đức Chúa Jesus, Ngài đã dạy chúng ta yêu thương tất cả mọi người vô điều kiện, dù bị treo lên treo lên thánh giá nhưng Ngài vẫn tha thứ cho kẻ đã làm hại mình.

Trí – tôi muốn nói đến trí tò mò.

Khi bạn tò mò về một chủ đề, bạn nhốt mình trong phòng và không ngừng tìm hiểu về nó (giống như các nhà khoa học). Mỗi khi bạn có một phát hiện mới (bằng cách tiếp thu thông tin hoặc sáng tạo), thần kinh tiết ra một lượng dopamine nhỏ khiến bạn phấn khích. Sự phấn khích khiến bạn tiếp tục tìm hiểu, khám phá, sáng tạo; rồi hưng phấn cứ xếp chồng tầng tầng lớp lớp khiến bạn không ngừng say mê vào nó. Bạn rơi vào dòng chảy (FlowĐ.

Nếu bạn xây dựng được yếu tố kỷ luật dựa trên tâm trí này, bạn sẽ không cần phải gồng mình để làm việc nữa. Đối với người khác nó là công việc, còn đối với bạn nó là trò chơi.

Trải nghiệm cá nhân và cách tôi đã thực hiện

Loại kỷ luật thứ 3 dựa trên cơ thể sinh học, tôi sẽ để cho các huấn luyện viên sức khỏe hoặc nhưng ai đang trải qua kỷ luật này nói về nó.

Tôi muốn chuyển sang loại kỷ luật thứ 4 là Tâm Trí – thứ mà tôi đã thử nghiệm nhiều năm nay trên chính bản thân mình. Đây là thời điểm thích hợp để tôi chia sẻ lại. Nếu thích, hãy áp dụng – vì nó phù hợp với tất cả mọi người.

Tôi ước rằng mình thích viết.

Đó là thiệt thòi lớn đối với người theo đuổi con đường viết lách như tôi.

Thông ơi, vậy làm sao bạn lại hăng say với việc mà bạn không thích?

Bước 1. Tìm ra chủ đề mà tôi tò mò

Có người thích khoa học, sức khỏe, tâm linh, tâm lý học, phát triển bản thân, kinh doanh, tài chính,… Bạn và tôi cần tìm ra chủ đề khiến bản thân không ngừng tò mò về nó. Nếu chưa tìm ra, đó là do trong quá trình trưởng thành xã hội giấu nó vào ngóc ngách nào đó trong tâm trí bạn.

Lúc này, bạn cần mượn cỗ máy thời gian của Doremon để quay về quá khứ, xem hồi nhỏ bạn thích gì, bạn say mê tìm hiểu về thứ gì – đây chính là khởi nguyên hình thành nên sự tò mò của bạn một cách tự nhiên nhất.

Một thời gian sau khi bạn rèn luyện được sự tò mò, bạn dễ dàng chuyển hướng sang các chủ đề mà vốn dĩ trước đó bạn không thích và biến nó thành thích – miễn là nó phục vụ cho tầm nhìn của bạn.

Bước 2. Phát triển tâm yêu thương

Bạn chỉ tìm thấy ý nghĩa cuộc sống khi giúp người khác phát triển.

  • Bố mẹ sẽ tự hào khi nhìn thấy đứa con mình hạnh phúc.
  • Thằng đàn ông sẽ tự hào khi chăm lo được cho vợ con của mình.
  • Thầy giáo xúc động khi kiến thức mình giảng dạy sinh sôi, nảy nở trong mỗi đứa học trò.
  • Trên cương vị bạn bè, bạn sẽ thấy vui mừng khi góp phần giúp người bạn thân của mình phát triển.

Xem thêm bài viết: Để lại di sản

Vậy làm sao để phát triển được tâm yêu thương?

Tâm trí con người đều có 2 mặt là tốt và xấu song song cùng tồn tại. Đa số mọi người không biết cách tận dụng.

Có người để tâm trí điều khiển, lúc thì tốt, lúc thì xấu một cách bừa bãi – sớm nắng chiều mưa.

Có người bị các giáo điều đạo lý khiến bản thân luôn tỏ ra mình tốt đẹp, cao thượng hơn người; những tính cách được xã hội coi là xấu sẽ bị dồn nén vào vô thức, và rồi nó sẽ biểu hiện một cách vô thức với người thân hoặc người có địa vị yếu hơn mình.

Nếu bạn chưa đạt tới cảnh giới như Đức Phật và Chúa Jesus, thì đây là cách tốt nhất bạn nên làm (dựa trên học thuyết của nhà phân tâm học Carl Jung). Bạn cần để mặt tốt (phật tánh) của mình đặt lên bạn bè, người thân và những người cần giúp đỡ; và mặt tối cần bộc lộ ra với những kẻ có ý đồ xấu xa.

Ví dụ cụ thể. Từ khi tôi viết trên mạng, thi thoảng tôi vẫn bị chỉ trích. Thay vì nhẫn nhịn hoặc không đăng bài nữa. Đứa nào vào comment chỉ trích vớ vẩn, tùy mức độ nặng nhẹ tôi nói lại cho cay đến nỗi phải tự xóa comment. Khi mặt xấu của tôi bộc lộ, tôi quan sát và chuyển hóa nó một cách rất từ từ, tự nhiên. Sau đó vài tháng, khi đọc các comment chỉ trích, tôi chỉ bị gợi nhẹ lên cảm giác khó chịu, nhưng rồi bỏ qua không thèm quan tâm đến nữa.

“Người ta không trở nên giác ngộ bằng cách tưởng tượng ra những hình ảnh ánh sáng, mà bằng cách nhận thức được bóng tối.” ― Carl Gustav Jung

Công việc của tôi là viết lách.

(Tôi ghi lại toàn bộ hành trình của mình trong khóa học Viết hiện đại, bạn có thể chiếm lấy toàn bộ kinh nghiệm của tôi chỉ với 500,000đ)

Trước khi viết, tôi hỏi bản thân rằng:

“Tôi viết về những điều gì? Nó giúp ai đó thoát khỏi đau khổ hoặc làm họ trở nên hạnh phúc?”.

Khi tôi gán công việc tôi làm với một ý nghĩa lớn hơn lợi ích của bản thân, nó kích hoạt thùy não trước trán. Lúc này, tôi không chỉ hoàn thành công việc, mà tôi còn muốn hoàn thành tốt hơn, tiến bộ hơn lần trước.

Xuất phát điểm là một người có nhiều tính ích kỷ, chỉ chăm chăm che giấu kiến thức. Giờ đây, tôi nhận thấy bản thân cần có nhiệm vụ giúp đỡ người khác, tôi cảm thấy bức xúc vì mọi người không được đối xử bình đẳng, bị lợi dụng, hoặc bị coi thường,… Tôi phải làm điều gì đó để thay đổi thực trạng này.

Vậy Thông ơi, bạn xử lý sao với sự ích kỷ vẫn tồn tại trong bạn?

Trong một ngày có 24h, tôi vẫn nhận ra bản thân có những thời điểm suy nghĩ ích kỷ xuất hiện. Ví dụ như: “mình chia sẻ nhỡ người khác giỏi hơn mình thì sao, nhỡ họ kiếm được tiền và giàu hơn mình thì sao?”.

Trong những lúc như vậy, tôi dừng việc viết và hạn chế giao tiếp với người khác. Tôi đi bộ. Tôi sẽ tự trấn an nó rằng:

“Chú mày yên tâm, giúp đỡ người khác sẽ có tiền vào túi, rồi mày sẽ mua được những gì mày muốn, tự do sống ở đâu cũng được”.

Lời nhắn nhủ từ tôi

Nếu bạn cảm thấy kỷ luật về quân đội và văn hóa không mang lại lợi ích cho bạn, hãy sử dụng 2 phương pháp còn lại.

Kỷ luật sinh học phát huy cực tốt khi bạn tập luyện chạy bộ, Gym, Yoga,… Nó cũng sẽ cho bạn tinh thần để làm việc khác. Ba người mà tôi nghĩ đến lúc này là Bob Anh Lê, Đinh Quốc Tiến, và Thanh Tiny.

Kỷ luật ở cấp độ tâm trí bằng cách rèn luyện tâm yêu thương sẽ cho phép bạn làm những điều không thể.

Giống như người con gái xứ Thanh nặng chưa tới 50kg, ngày nào cũng vác 98kg đạn pháo băng băng dưới làn đạn địch.

Giống như Bác đã ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng, và khiến cả thế giới khâm phục.

Giống như Abraham Lincoln từ một người nghèo khó trở thành một vị tổng thống vĩ đại của Hoa Kỳ, ông đóng vai trò quan trọng trong việc bãi bỏ chế độ nô lệ nhờ lòng yêu thương người dân vô điều kiện.

Bạn thấy đấy, tôi không thích viết mà vẫn viết, tôi thích khoa học nhưng giờ lại viết nhiều về tâm linh. Với loại kỷ luật thứ 4, nó khiến tôi và bạn biến những điều không thích thành thích. Người khác coi đó là công việc, còn chúng ta coi nó là trò chơi giải trí.

Tôi đặt tênphát hiện này là Tứ Kỷ Đồ.

Hi vọng nó sẽ có ích cho công việc và cuộc sống của bạn!

Đỗ Đức Thông

Bất cứ khi nào bạn cần, tôi sẽ giúp bạn theo 3 cách:

1. Ebook Ý tưởng thiên tài – tương lai thuộc về người giàu ý tưởng thay vì làm việc từ 9-5 giờ

2. Hướng dẫn bắt đầu công việc kinh doanh một người mà không bị cạnh tranh.

3. Tôi sẽ hướng dẫn bạn thu hút khách hàng đến với công việc bằng kỹ năng Viết hiện đại

4. Dịch vụ setup hệ thống doanh nghiệp một người tinh gọn và hiệu quả (liên hệ)

Theo dõi
Thông báo của
guest

18 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bob Anh Lê
Bob Anh Lê
3 tháng trước

Cảm ơn em đã tag a

Hữu Thiện
Hữu Thiện
3 tháng trước

Hay quá, rất sát với vài phát hiện trên chính bản thân mình khi mình tự áp dụng.

Nguyên Lâm
Nguyên Lâm
3 tháng trước

cảm ơn emm

Thúy Uyên
Thúy Uyên
3 tháng trước

. Chấm đây rảnh sẽ đọc lại

Vinhnghi Ho
Vinhnghi Ho
3 tháng trước

Tặng em một vài kinh nghiệm:
1. Làm việc gì thì đều phải có cái đích xuất phát từ bản thân của mình mà đi ra. Bất cứ việc gì quyết định làm thì phải hiểu rõ nó đem lại lợi ích gì cho mình, và lợi ích gì cho người khác. Khi đảm bảo cả 2 yếu tố đó, thì mình làm. Còn ngoài ra thì không.
2. Khi tiếp xúc với hoàn cảnh không như ý muốn của mình (một comment phản cảm,…) thì tâm của chúng ta sẽ phản ứng tiêu cực, đó là điều hoàn toàn tự nhiên, đừng tìm cách xua đuổi hay lãng tránh cảm giác đó. Cái duy nhất mình có thể làm là đối diện với cảm giác khó chịu đó, nhìn ngắm xem nó đang hoạt động ra làm sao, và điều kì diệu sẽ xảy đến. Nhưng làm sao để có thể đối diện với nó, điều tiên quyết là phải nhận ra nó đang xuất hiện, đang có mặt, đang tồn tại.
3. Cao cấp hơn nữa là khi đối diện với những sự dễ chịu, thì mình cũng học cách đối diện với chúng.
4. Và thâm sâu nhất, đó là cảm giác đang không có gì làm, và muốn làm một cái gì đó khác đi. Cái cảm giác cuối cùng mới là cái thứ chiếm hầu hết trong đời sống của chúng ta, và dắt mình đi khắp “hang cùng, ngõ hẻm” không bao giờ biết mệt hay biết dừng chân.

Ngọc Thủy
Ngọc Thủy
3 tháng trước

Thực sự nể phục a Thông ạ Quá chăm chỉ và trộm vía rất hay viral.

Dang Vu Quyen
Dang Vu Quyen
3 tháng trước

Cảm ơn bạn đã chia sẻ! Thực sự rất bổ ích với mình

Huong Yuki
Huong Yuki
3 tháng trước

Cảm ơn anh vì bài viết
Em có sự kỷ luật ở điều số 3, còn điều số 4 em sẽ rèn ạ

Đinh Quốc Tiến
Đinh Quốc Tiến
3 tháng trước

Cảm ơn Thông vì sự ghi nhận đầy ý nghĩa. Đây là một lời động viên rất hữu ích đối vs cá nhân mình vào lúc này. Tiếp tục hành trình vs niềm tin bất diệt của trái tim và trực giác nhé bạn tôi. Respect

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
3 tháng trước

Bài viết tuy dài, nhưng mình đọc hết bài. Cảm ơn những chia sẻ hữu ích của bạn

An Phong Chánh Niệm
An Phong Chánh Niệm
3 tháng trước

Thật tuyệt vời!

Lam Ngo
Lam Ngo
3 tháng trước

Một phát hiện về Tứ Kỷ Đồ nay rất thú vị và bài viết hay, cảm ơn bro!
Đọc bài viết này giúp mình hệ thống lại các loại kỷ luật.
Mình phát hiện ra Kỷ thuật dựa trên văn hoá đã giúp mình có thêm kỷ luật dựa trên tâm trí (đặc biệt là Trí). Cái này nó tạo cho minh những tài sản số và mang thu nhập thụ động, trước đó chưa từng dám nghĩ tới.
Còn Kỷ luật dựa trên cơ chế sinh học mình công nhận là rất đúng, khi đến với chạy bộ mình chỉ mục đích rèn luyện sức khoẻ, tập đều trong thời gian dài bây giờ thành nghiện, tới ngày tập mà ko tập nó ngứa ngáy =]]
Một lần nữa cảm ơn những bài viết của Đỗ Đức Thông

Linh Trang
Linh Trang
3 tháng trước

Bài trên mục ghim mình có hơi cần tg để xoay góc nhìn cá nhân theo góc nhìn của bạn, xem-cảm nhận thêm vì mình quen “cho đi” ngại bàn lợi ích cầm về nên có hơi khớp
Nhưng bài này hay ạ, rất hay. Vì mình cũng đã thử 4 cách trên, cách duy nhất khiến mình tập trung đến quên định nghĩa thời gian chỉ duy nhất vì tâm thân muốn làm, con tim hào hứng, bộ não phân tích lên kết, kết hợp cả thị giác sáng rỡ…là trạng thái bình lặng nhưng đầy hưng phấn.
Kiểu “đang bận, miễn làm phiền”

Dung Hoang
Dung Hoang
3 tháng trước

Bài viết rất tuyệt vời. Đây cũng điều mà em đang tìm kiếm. Cảm ơn anh nhiều ạ.

Khánh Nguyễn
Khánh Nguyễn
3 tháng trước

Bài viết hay đó bạn

Vương Thế Đạt
Vương Thế Đạt
3 tháng trước

Hay the, a co các đối tác longterm thường họ muốn build persistency trong 4 yếu tố:
Physicially
Mentally
Spiritually
Business

Sư Tử Ăn Chay
Sư Tử Ăn Chay
3 tháng trước

Hay quá anh ơi, em đọc k sót chữ nào. Em thích cách anh lồng ghép các yếu tố khoa học, tâm linh và anh cũng đặt tâm hồn lên cao

Thanh Tiny
Thanh Tiny
3 tháng trước

Cảm ơn Thông, chị thấy tên mình trong bài viết. Phải wow lên vì bài hay quá.
sắp tới nghiên cứu về tạo content viral phải học thêm em rồi bài nào cũng rất viral

Share This