Làm thế nào để trở nên quyết đoán trong giao tiếp

Th9 13, 2024 | 0 Lời bình

Duc Thong Do

@ducthongdo – Viết về kinh doanh một người, tâm linh và cuộc sống. Viết về viết.

Nghĩ gì nói đấy.

Tôi đã từng như vậy.

Tôi cứ nghĩ rằng chúng ta cần chân thật với nhau.

Sau đó, tôi đã bị nhà văn Robert Greene mắng té tát với cơn mưa nước bọt vào mặt: “mày là thằng lười biếng, lười suy nghĩ trong giao tiếp, và việc đó chỉ khiến mày tụt xuống vị thế thấp, bị thiếu tôn trọng mà thôi”. Đương nhiên, đây chỉ là những tưởng tượng khi tôi đọc cuốn sách của ông ấy.

Nhưng nó phản ánh một sự thật mà tôi buộc phải sửa chữa, nếu không muốn thói quen này trở thành mãn tính. Nếu bạn giống tôi, đừng xem nhẹ. Việc đó sẽ làm thui chột hết tài năng và cản trở con đường sự nghiệp của bạn.

Sau đây là 8 phương pháp mà tôi đang thực hành và muốn chia sẻ lại, với mong muốn giúp bạn trở nên quyết đoán, có sự tự tin. Bạn có thể đứng lên bảo vệ mình, bày tỏ quan điểm, không sợ hiểu lầm và sau đó là giảm nguy cơ bị hiểu sai ý từ người khác.

1, Ngừng giọng nói bị động

Giọng nói bị động khiến bạn nhỏ bé, vị thế giảm xuống như con kiến trước mặt con voi.

Ví dụ:

  • Bị động: Hình như tôi có cảm giác thích thích bạn.
  • Chủ động: Tôi thích bạn. Tôi yêu bạn bằng cả trái tim của mình.

Ví dụ:

  • Bị động: Tôi có nói gì đâu, tôi không có ý như vậy.
  • Chủ động: Tôi không nói vậy. Bạn đừng có nhét chữ vào miệng tôi.

Điều này hữu dụng ngay cả khi bạn viết.

2, Ngừng giải thích quá mức

Não con người không có khả năng xử lý quá nhiều thông tin cùng một lúc. Khi bạn giải thích quá mức, bạn sẽ trở nên lo lắng bởi lời nói của chính mình, và những phản ứng của người đối diện. Sự lo lắng cũng lan rộng sang người khác.

Giải pháp: Im lặng 10 giây trước khi nói, nói thật ngắn gọn và mỗi lần là một thông điệp duy nhất. Dừng lại, chờ phản hồi của đối phương.

3, Nói “không” nhiều hơn

Nói không đồng nghĩa với việc bạn coi trọng thời gian của chính mình. Khi nói không, đừng giải thích trừ khi được yêu cầu.

Ví dụ: Nếu bạn đang rảnh rỗi, hãy sẵn lòng. Nếu không, hãy nói “Không, tôi không thể giúp bạn ngay lúc này, nhưng bạn có thể cho tôi biết chuyện gì đã xảy ra”.

Việc này cho phép bạn đánh giá được mức độ quan trọng của việc mà họ đang nhờ bạn, và bạn có thể chủ động sắp xếp giúp đỡ họ vào khung giờ khác. Nhưng quan trọng bạn là ở thế chủ động.

4, Ngừng đồng ý với mọi thứ, hoặc “gì cũng được”

Nguyên nhân xảy ra là do hồi bé chúng ta được dạy là phải lễ phép, vâng dạ và nghe lời người lớn. Không thể trách bạn, vì bạn cần làm vậy để sinh tồn trong xã hội này.

Việc đồng ý với mọi thứ (hoặc áy náy khi từ chối) là một hành vi cố gắng làm hài lòng người khác. Đó thường là một thói quen trong vô thức. Nó khiến bạn mờ nhạt trong các mối quan hệ. Bạn chỉ sống khi quan điểm cá nhân, sở thích của bạn được chính mình tôn trọng.

Nghịch lý cuộc sống: khi bạn ngừng quan tâm tới ý kiến người khác thì họ sẽ tôn trọng bạn.

Luyện tập: Bắt đầu nói chia sẻ sở thích, quan điểm của bạn với những người cởi mở và biết cách tôn trọng sự khác biệt của mỗi người.

5, Đừng sống theo giáo điều

“Đừng bị mắc kẹt trong giáo điều – tức là sống với kết quả từ suy nghĩ của người khác.” ― Steve Jobs

Khi bạn bị những giáo điều như “tử tế, lương thiện,…” gắn mác, bạn sẽ bị mắc kẹt trong một khuôn mẫu mà xã hội đã gán cho bạn. Bạn không còn là chính mình.

Phương pháp: Hiểu rằng đó chỉ là các tiêu chuẩn của xã hội để mọi người sống hòa bình với nhau. Khi người đối diện phá vỡ quy tắc, bạn được phép phá vỡ nó để bảo vệ bản thân mình. Hãy luôn suy nghĩ trong đầu như vậy để tâm trí bạn trở nên mạnh mẽ hơn.

Thiên chúa có dặn các tông đồ phải giữ cho mình trái tim của chim bồ câu và sự khôn ngoan của loài rắn độc.

Đạo lý giáo điều sẽ khiến cho bạn yếu đuối, nhu nhược, bị phụ thuộc vào các định kiến xã hội, và dễ bị người khác sai khiến.

Hãy dành tình yêu thương để che chở, giúp đỡ người khác. Nhưng cũng đừng quên bảo về mình bằng trí óc tự tin, quyết đoán trước những ai có ý định không mấy tốt đẹp. Nếu không, bạn đang nợ bố mẹ một lời xin lỗi (người mà luôn mong bạn có cuộc sống tốt hơn).

6, Nguyên mẫu giọng nói

Bài học mà tôi học được từ Vinh Giang về 4 nguyên mẫu giọng nói: bạn bè, động lực, giáo dục, huấn luyện viên.

Hãy dùng đúng ngữ cảnh.

7, Ngừng theo dõi cảm xúc

Theo dõi cảm xúc của người khác đang cho thấy bạn quá quan tâm người khác nghĩ về mình. Khi bạn bị cuốn theo cảm xúc (tức giận, buồn, thờ ơ,…), lời nói của bạn bị cuốn theo cảm xúc họ, lo lắng, bối rồi xuất hiện.

Giải pháp: Liên tục nhắc nhở bản thân, “Kệ bạn, đấy không phải việc của tôi.”

8, Tập thở

Hít sâu, thở ra thật chậm và nhẹ nhàng. Nó làm nhịp tim của bạn chậm lại; căng thẳng, lo lắng giảm bớt.

Bạn không cần áp dụng hết 8 phương pháp này cũng một lúc, chọn ra một phương pháp mà bạn thấy dễ nhất với bản thân. Khi đó, bạn sẽ có cảm hứng để tiếp tục.

Nhớ xem bạn bè có ai rơi vào trường hợp này không. Hãy chia sẻ cho họ.

Muốn hỏi gì thêm, hãy comment bên dưới.

Chúc thành công!

_____

Nhân tiện, bạn có thể tải xuống khuôn khổ viết nội dung tác động mà tôi sử dụng để tạo ra các bài viết của mình. Nó ngay ở bên dưới.

Khung viết nội dung tác động

Bạn cho thể dùng nó để xây dựng thương hiệu (có chiều sâu) hoặc thu hút khách hàng đến với tác phẩm của bạn

    Tôi ghét spam, và tôi không bao giờ làm điều đó với bạn

    0 0 đánh giá
    Article Rating
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest

    0 Comments
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Share This