#039 – Nếu ước mơ của bạn bị “giết” ai sẽ hưởng lợi?

Th10 9, 2024 | 13 Lời bình

Duc Thong Do

@ducthongdo – Viết về kinh doanh một người, tâm linh và cuộc sống. Viết về viết.

Hãy ngẫm xem…

Nếu bạn không có ước mơ, thì ai sẽ là người hưởng lợi?

Phần lớn các công ty, xí nghiệp, sẽ có thêm công nhân để làm các việc lặp đi lặp lại mỗi ngày. Và cơ chế lương thưởng là một trong những còng tay mềm mại khiến bạn bị giam cầm mãi mãi. Và rồi, một ngày nào đó bạn sẽ bị sa thải khi có sự thay thế của máy móc và trí tuệ nhân tạo AI.

Lưu ý: Đó chỉ là phần lớn, còn phần nhỏ vẫn có nhiều công ty và sếp tốt muốn bạn phát triển với mối quan hệ win-win. Hãy trân trọng khi bạn may mắn gặp được họ.

Hãy thận trọng. Khi bạn đi lên, địa vị của một vài người xung quanh sẽ bị đe dọa.

Những người yêu thương bạn sẽ không muốn rời xa “hình ảnh về bạn đã in sâu trong đầu”. Hãy nhìn mẹ bạn, có thể cô ấy sẽ muốn bạn thăng tiến trong công việc, nhưng lại không lỡ xa rời hình ảnh đứa con bé bỏng nghe lời đã tồn tại trong đầu hàng chục năm nay. Bố mẹ bạn sẽ không muốn bạn có những tư tưởng lệch lạc khỏi con đường mà họ đã chọn. Hãy hiểu cho họ. Họ muốn tốt cho bạn, nhưng họ không biết điều gì là thực sự tốt.

Vì vậy, bạn phải bảo vệ ước mơ của mình.

Đừng để xã hội tẩy xóa nó chỉ vì lợi ích của bất kỳ ai, dù là vô tình hay cố ý.

Để đạt được ước mơ, bạn phải sống với đam mê của mình.

“Vậy đam mê có ăn được không?”.

Thật ngớ ngẩn. Những lời đó lại được thốt ra từ những người chưa bao giờ dám sống và theo đuổi đam mê đến cùng. Họ chỉ giống như những kẻ cưỡi ngựa xem hoa, và dễ dàng buông các lời phán xét.

Đam mê không phải là thứ có sẵn để tìm. Nó phải được tạo ra dựa trên sở thích (ham muốn của tâm trí), sự thành thạo bởi kỹ năng (ngôn ngữ cơ thể), và ý nghĩa cuộc sống (thế giới tâm linh) và thước đo tiền bạc.

Vậy làm sao để tạo ra và sống với đam mê?

1. Tôn trọng ham muốn của bạn

Ham muốn biểu hiện dưới dạng sở thích.

Sở thích là thứ mà tâm trí bạn luôn tò mò.

Hãy quay trở lại hồi nhỏ, bạn tò mò về điều gì nhất?

Là việc tháo tung cái quạt, ti vi, khám phá thiên nhiên cây cỏ, các câu chuyện tâm linh huyền bí hay sự rộng lớn của vũ trụ bao la?

Trường học là nơi đập tan sự tò mò của bạn. Bạn không được khuyến khích theo đuổi sự tò mò, mà bạn bị thúc đẩy đấu tranh cho điểm số, thành tích. Giải các bài toán theo quy trình và kết quả đã biết. Nơi bạn bị dè bỉu các ý tưởng sáng tạo của mình và bị cho là lập dị.

Còn nhớ, 99% các bài văn của tôi dưới điểm 5. Có hôm, cô giáo cho chủ đề “viết về chuyến thăm trường sau 10 năm nữa”. Tôi dành cả đêm để viết về câu chuyện người ngoài hành tinh xâm chiếm trái đất, lúc tôi quay lại thăm trường, thầy cô lổm ngổm bò từ dưới lòng đất đi lên”.

Không nói nhiều.

3 điểm.

Cả lớp cười ầm lên (nhưng với tôi, đó là một kỷ niệm thú vị vì dám nói ra suy nghĩ của mình).

2. Rèn luyện kỹ năng của mình trở nên thành thạo

Phần lớn tìm công việc họ thích.

Sai lầm!

Con người không yêu công việc, họ yêu cái cảm giác tiến bộ từng ngày.

Theo cơ chế sinh học thì đó là sự hưng phấn do các chất hóa học (trong đó dopamine đóng vai trò quan trọng) tiết ra khi vượt qua khó khăn và đạt một phần thưởng nhỏ.

Theo triết học của Nietzsche:

Hạnh phúc là khi quyền lực tăng lên và sự phản kháng được khuất phục.

Đã gần 2 năm kể từ khi tôi quyết định theo đuổi con đường viết lách. Thú nhận, tôi không thích viết. Những bài đầu tiên thật tệ, các ý tưởng tuôn ra như một đống rác. Nhưng khi rác được xả hết sẽ là các ý tưởng tuyệt vời. Khi các ý tưởng mới xuất hiện, não thưởng cho tôi một lượng nhỏ dopamine, tạo sự hưng phấn. Một lúc sau, tôi rơi vào trạng thái dòng chảy (flow) – sáng tạo lại sản sinh sáng tạo.

Nghịch lý: Học một kỹ năng rất khó, thật khó để bắt đầu. Nhưng một khi bạn bắt đầu thì không thể dừng lại.

3. Tìm ra ý nghĩa cuộc sống

Hãy nghĩ lại…

Đợt bão Yagi vừa rồi tại sao bạn muốn góp tiền cứu trợ?

Đó là vì bạn chỉ tìm thấy ý nghĩa cuộc sống khi giúp đỡ người khác.

Nếu bạn sống một mình, bạn chẳng là gì cả, bạn trơ trọi, cô đơn giữa dòng đời.

Vì vậy, việc mang lại giá trị cho thế giới là điều vô cùng quan trọng. Bạn sẽ tìm thấy ý nghĩa ở đó. Bạn cảm thấy bản thân trở thành người có giá trị. Đó là một điều thiêng liêng. Nhưng tuyệt đối đừng vướng vào giáo điều đạo lý “người tốt”, nó sẽ khiến bạn lạc lối. Đây là một lợi ích lớn lao về mặt tinh thần mà thầy mình dạy rằng “con phải cảm ơn họ vì đã có người để cho đi”.

4. Được coi trọng

Để không trở thành nghệ sĩ chết đói với niềm đam mê, chúng ta cần hiểu điều này.

Giá trị phụ thuộc vào nhận thức, mà nhận thức mang tính tương đối. Tác phẩm của bạn là rác với người này nhưng lại là kho báu với người khác. Thật ngu ngốc khi lấy rùa ra đua với thỏ, xong khen ngợi rùa kiên trì. Tôi biết câu chuyện này ngụ ý rằng kiên trì là quan trọng, nhưng tại sao không rủ thỏ xuống nước mà bơi.

Vì vậy, bạn cần phải tìm ra nơi bản thân được xem trọng. Nơi kỹ năng và giá trị bạn tạo ra được đánh giá cao. Bài viết của tôi trong mắt “một vài” chuyên gia coi là rác, nhưng lại được ông chủ tịch công ty sách khen ngợi và cảm ơn.

Nhưng để tìm hoặc được tìm thấy bởi nơi bạn được xem trọng, bạn cần phô diễn bản thân ra thế giới. Nói để sản xuất video, podcast. Viết để thể hiện sự sâu sắc thông qua ngòi bút. Riêng tôi chọn lối viết hiện đại, vì đó là cách dễ nhất để tôi bắt đầu và sản xuất các ý tưởng sáng tạo một cách nhanh và nhiều nhất.

Kết luận

Nếu bạn chỉ làm điều mình thích, bạn sẽ trở thành giáo sư, tiến sĩ nghèo đói.

Nếu bạn chỉ học kỹ năng, bạn sẽ trở thành những tay thợ thành nghề nhận đồng lương ít ỏi và vài lời ngợi khen.

Nếu bạn chỉ đi tìm ý nghĩa cuộc sống, bạn sẽ trở thành người nghèo tiền bạc nhưng giàu lòng nhân ái.

Vì vậy, hãy tóm cổ lấy 3 bước đầu tiên và tiến sang bước 4. Đó là cách đam mê được tạo thành:

Đam mê = Sở thích (tò mò) + Kỹ năng + Ý nghĩa + Sự xem trọng (được trả tiền)

  • Sở thích là ham muốn của tâm trí.
  • Kỹ năng là ngôn ngữ cơ thể.
  • Ý nghĩa là phản hồi của thế giới về những giá trị mà bạn tạo ra.
  • Sự xem trọng có thước đo là tiền bạc.

Đó là vòng lặp đam mê cháy bỏng, nơi mà kỹ năng chính là cầu nối của tâm trí với thế giới vật chất.

Cảm ơn bạn đã lắng nghe tôi chia sẻ ý tưởng xung quanh câu chuyện của mình.

Hi vọng nó có ích.

Chúc bạn luôn vững vàng với đa mê.

Đừng để nó bị giết!

Bất cứ khi nào bạn cần, tôi sẽ giúp bạn theo 3 cách:

1. Ebook Ý tưởng thiên tài – tương lai thuộc về người giàu ý tưởng thay vì làm việc từ 9-5 giờ

2. Hướng dẫn bắt đầu công việc kinh doanh một người mà không bị cạnh tranh.

3. Tôi sẽ hướng dẫn bạn thu hút khách hàng đến với công việc bằng kỹ năng Viết hiện đại

4. Dịch vụ setup hệ thống doanh nghiệp một người tinh gọn và hiệu quả (liên hệ)

Theo dõi
Thông báo của
guest

13 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Lan Nhu
3 tháng trước

” Ước mơ ” nói với ” hiện tại” :_ Nếu gặp lại Ta hứa sẽ cùng nhận ra nhau nhé

Trần Nga
Trần Nga
3 tháng trước

Mình thấy bạn viết nhiều. Mình cũng là 1 người ham đọc. Nhưng post của bạn mình ko đọc được hết 1 bài. Bạn đang thiếu cái gì đó hoặc trình bày hơi rườm rà tối mắt. Mình góp ý 1 chút. Hi vọng các bài sau của bạn sẽ thu hút hơn.

Trần Nga
Trần Nga
Trả lời  ducthongdo
3 tháng trước

Đỗ Đức Thông OK. Vậy bạn cứ theo đuổi lối đi riêng

Thiện Minh
Thiện Minh
Trả lời  ducthongdo
3 tháng trước

Đỗ Đức Thông đúng đó Thông , chẳng hạn những bài mình chia xẻ đa số nhằm phục vụ cho các bạn bị bế tắc cùng đường trong cuộc sống , còn ai k thấy Khổ đang vui thì bỏ qua .
Thường thì người khác sẽ đánh giá 1 ai đó theo cái Tầm nhìn của họ .
Những người đã Giác Ngộ , họ vì tình thương , vì người khác mà diễn nói .
Chứ k vì chính họ .

Anh Tran
Anh Tran
Trả lời  ducthongdo
3 tháng trước

Đỗ Đức Thông mình rất thích bài viết của bạn giống như bạn đang thay lời mình muốn nói.

Lan Nhu
3 tháng trước

Bài này sịn sò hơn cả ” Tình bạn 1/2 con bò ” á anh
” Duyệt

Lemonz Phan
Lemonz Phan
3 tháng trước

những việc trên tương tự như mình tìm thấy Ikigai vậy

Thư Thư
Thư Thư
3 tháng trước

Bài viết nào của Thông cũng chất lượng, giá trị nhân văn, phải là người học rộng hiểu nhiều hiểu sâu trải rất nhiều mới có thể viết được đỉnh cao như vậy. Mỗi bài viết của Thông đều là 1 tác phẩm nghệ thuật, ko dài ko ngắn, vừa đủ để nói hết ý, đó là một bản sắc riêng không ai có thể sao chép.

Huyền Diệu
Huyền Diệu
3 tháng trước

Chia sẻ rất hay

Share This